Đắp thuốc nam chữa bỏng, người phụ nữ suýt hoại tử cánh tay
Do chủ quan điều trị bằng phương pháp truyền miệng, người phụ nữ thiếu chút nữa phải trả giá đắt.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu cho bà T.T.T. (56 tuổi, trú tại Đoan Hùng) nhiễm trùng nặng cả cánh tay vì đắp thuốc nam chữa bỏng.
Bà T. sơ ý bị bỏng bỗng rượu và tự chữa bằng điều trị đắp thuốc nam tại nhà. Sau khoảng 5 ngày đắp thuốc, cánh tay bà ngày càng đau đớn, có mùi hôi.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được sát khuẩn, xử lý và làm sạch vết thương. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị bỏng toàn bộ vùng cẳng tay, cánh tay phải, nhiễm trùng nặng, có hỗn hợp chất bẩn màu đen (thuốc nam) cùng giấy bết dính kèm mủ két dính chặt vào cánh tay.
Để điều trị, các bác sĩ phải rất làm sạch, gỡ bỏ toàn bộ chất bẩn ra khỏi cánh tay bệnh nhân.
Cánh tay của bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, bốc mùi. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho biết, bệnh nhân bị bỏng độ II, nếu ngay sau khi bị bỏng người này đến bệnh viện điều trị thì sẽ hồi phục nhanh chóng mà không để lại biến chứng nặng nề.
Do tâm lý chủ quan, bệnh nhân tự ý điều trị không đúng cách tại nhà nên bị nhiễm trùng nặng, nguy cơ nhiễm trùng huyết và nguy hiểm tới tính mạng.
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương có tiếp nhận không ít các trường hợp nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng do tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh tại nhà. Thậm chí, có những bệnh nhân bị hoại tử da sâu, phải ghép ra rất phức tạp nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề.
Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may bị bỏng, việc trước tiên cần làm là đưa bệnh nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Sau đó băng nhẹ hoặc phủ gạc lên vết thương bằng vải sạch và gạc rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Nếu bị bỏng điện hoặc hóa chất thì bệnh nhân nên được đến viện càng sớm càng tốt vì có thể bị tổn thương nội tạng và rối loạn tim mạch.
Các bác sĩ cũng lưu ý người dân, tuyệt đối không nghe theo lời mách chữa mẹo rồi thoa dầu, kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá, lòng đỏ trứng gà hay thuốc nam lên vết bỏng vì rất dễ bị nhiễm trùng hay biến chứng nguy hiểm.
Phạm Quý
Tin nổi bật
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
26/03/2024 - 17:22:15
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21