Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
Thông thường, chốc mép (lở miệng) có biểu hiện ra bên ngoài là từng mụn nước mảng nhỏ, liên kết với nhau và bắt đầu có chứa dịch, mủ. Chúng xuất hiện ở phần ria mép có thể tiếp tục phát triển trong 3- 4 ngày sau đó vỡ.
Khi bị chốc mép, vùng mép của bạn sẽ cảm thấy nóng rát, khó chịu và xuất hiện tấy đỏ, có nhiều mụn rộp li ti.
1. Đông y có chữa được chốc mép không?
Khi y học chưa phát triển, ông cha ta thường tìm những nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, tốt cho sức khỏe có thể điều trị bệnh. Chính bởi vậy nên hiện nay chúng ta có nhiều phương thuốc từ nguyên liệu tự nhiên dễ tìm hỗ trợ điều trị bệnh chốc mép, đó là:
- Uống nhiều nước dừa khi mắc bệnh. Vì nước dừa có tính hàn, tác dụng của nó là thanh lọc, giải nhiệt, tăng sức đề kháng, kháng các virus, vi khuẩn xâm nhập gây hại cơ thể. Hãy sử dụng trực tiếp nước dừa tươi từ quả dừa.
- Dùng kết hợp dầu dừa cùng với một số nguyên liệu khác như bột trà xanh, bột nghệ đắp lên vết loét, để 10 – 15 phút sau đó vệ sinh sạch bằng nước ấm.
- Giã nát lá ổi, có thể thêm một chút muối để đắp lên vết loét miệng. Sau khoảng 10- 15 phút rửa sạch lại bằng nước ấm, hoặc lấy nước lá ổi đã được đun sôi để ấm vệ sinh cho vùng tổn thương.
- Xay nhuyễn chuối chín, trộn với mật ong cũng là phương pháp chữa chốc mép hiệu quả. Vì trong mật ong có thể kháng khuẩn và chống lại virus Staphylococcus và Streptococcus gây bệnh chốc lở, chuối có tác dụng làm dịu những vết thương, khá kỵ với các loại nấm men Candida Albicans, có thể chữa chốc mép hiệu quả.
- Củ nghệ hoặc bột nghệ có chứa curcumin có tác dụng kháng viêm, kháng sinh rất tốt lại phục hồi và tái tạo da, giúp lành vết thương, chống thâm, trị sẹo tốt.
- Gel nha đam có thể dưỡng ẩm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da, chống ngứa và làm mềm da giúp giảm đau và khó chịu do chốc mép gây ra.
2. Chốc mép có lây nhiễm không?
Chốc mép có thể lây từ người sang người nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn, chứa các tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã chạm vào như áo quần, giường chiếu, đặc biệt là đồ chơi của trẻ em
Bệnh dễ lây lan trong trường học và các khu vực chăm sóc trẻ em, nơi môi trường sống đông đúc. Thời tiết ẩm và nóng như mùa hè là mùa có tỷ lệ mắc bệnh chốc lở cao nhất. Một vài môn thể thao đặc thù có tiếp xúc da kề da như bóng đá sẽ làm tăng nguy cơ bị chốc mép. Tổn thương da sẵn có sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh thâm nhập dù đó chỉ là một thương tổn nhỏ. Người lớn mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch cũng dễ bị chốc mép.
3. Chữa chốc mép ở nhà cần lưu ý những gì?
Chốc mép không nguy hiểm nhưng đây là bệnh có khả năng lây lan cao. Giữ sạch làn da là cách để cho da khỏe mạnh, đề phòng bệnh chốc mép. Ngoài ra, để phòng ngừa chốc mép, bạn cần thực hiện:
- Không liếm môi, liếm mép.
- Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.
- Tránh chà mạnh làm trầy xước vùng tổn thương
- Sử dụng son dưỡng môi để ngăn ngừa tình trạng khô môi.
- Vệ sinh răng miệng tốt.
- Không hút thuốc hoặc những sản phẩm tương tự như thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng da.
- Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể để giảm tình trạng bị khô da.
- Hạn chế cắn móng tay để vùng da bị chốc mép không bị nhiễm trùng và tổn thương thêm.
4. Chốc mép bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Chốc mép nếu như là dạng thông thường thì sẽ không gây biến chứng gì đáng lo ngại, trong quá trình chữa trị thì nếu như không phát sinh bội nhiễm thì một số mụn nước này cũng sẽ mau lành và không để lại sẹo. Điều cần thiết lúc này là phải cách ly người bệnh cho đến lúc không còn có khả năng phát tán bệnh tới mọi người xung quanh, thường thì sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu sử dụng kháng sinh.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý trong việc chăm sóc tại nhà để tránh lây lan bệnh. Chốc mép gây ra bởi virus đều có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần.
Thuốc thường được sử dụng trong điều trị chốc mép là dạng bôi mỡ hay kem bôi trực tiếp lên da tại vùng nhiễm bệnh. Các mẫu kháng virus như acyclovir có thể làm giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tiến triển, việc điều trị sẽ kéo dài cho tới khi vết phỏng loét bong ra hoàn toàn. Các hiện tượng dùng kháng sinh chỉ được áp dụng khi tác nhân gây ra là do vi khuẩn hoặc xảy ra lúc một số mụn nước bội nhiễm.
5. Chi phí khám và điều trị chốc mép
Thông thường chi phí khám bệnh chốc mép dao động từ 100.000- 1.000.000 đồng tùy từng cơ sở y tế. Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh chốc mép thường căn cứ vào những tổn thương đặc trưng. Xét nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp này là không cần thiết. Người bệnh bị chốc mép nên đến chuyên khoa da liễu khám.
Trường hợp tổn thương kém đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch của mụn nước làm kháng sinh đồ. Nhờ đó tìm ra loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất với tình trạng của người mắc.
Chốc mép chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc. Ngoài ra cần phải cẩn thận khi chăm sóc người bệnh để tránh tình trạng lây lan từ người mắc sang người khỏe mạnh.
Các loại thuốc điều trị bệnh thường ở dạng mỡ hoặc kem bôi, sử dụng đơn giản bằng cách bôi trực tiếp lên da. Thuốc kháng virus sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Người mắc cần bôi thuốc ngay khi phát hiện các tổn thương cho đến khi bong vảy hoàn toàn. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc tình trạng các mụn nước đang bị bội nhiễm.
Nếu người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo đúng mức quy định.
Tin nổi bật
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21
- Các nguyên nhân thường gặp của bệnh mày đay mạn tính
28/02/2023 - 10:19:00