Bùng phát viêm da cơ địa khi trời nồm, chữa thế nào?
Tôi bị viêm da cơ địa đã lâu, chữa cả thuốc tây và thuốc nam đều không khỏi, trời lạnh hay chuyển mùa, trời nồm là nổi mụn nhỏ li ti và ngứa, nhất là ở tay và chân. Có cách nào để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả?.
Viêm da cơ địa là một trạng thái viêm da có tính chất cơ địa dị ứng. Có hai yếu tố chính dẫn đến viêm da cơ địa đó là yếu tố cơ địa và môi trường.
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường có tiền sử là gia đình, bản thân có các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Biểu hiện lâm sàng của bệnh thể hiện qua các đám da đỏ, mụn nước và ngứa, bệnh tiến triển có tính chất mạn tính, thành đợt. Bệnh điều trị khó khăn và yêu cầu chăm sóc da đặc biệt.
Giai đoạn cấp tính, người bệnh nổi ban đỏ, mụn nước, chảy dịch. Gia đoạn bán cấp, mụn đóng vảy, lên da non. Bệnh tiến triển thành mạn tính với biểu hiện da cộm, lichen hóa
Theo TS. Bùi Thị Vân - Khoa Da liễu, Bệnh viện TWQĐ 108, ở giai đoạn cấp tính, người bệnh nên dùng thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa như dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nước muối sinh lý, dung dịch Yarish…; Giai đoạn bán cấp: dùng thuốc dạng kem có chứa corticoid và kháng sinh…; Giai đoạn mạn tính: Thuốc dạng mỡ, bạt sừng bong vảy…
TS. Bùi Thị Vân cũng tư vấn, cách điều trị chung là loại bỏ tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây bệnh nếu có thể.
"Sử dụng kháng sinh kể cả khi chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn vì có nghiên cứu bằng chứng cho thấy 95% sự hiện diện của tụ cầu trên da của bệnh nhân cơ địa. Các thuốc kháng histamin, giải mẫn cảm. Các trường hợp nặng, cấp tính có thể cân nhắc sử dụng một đợt corticoid nhưng tránh dùng lâu dài", TS. Bùi Thị Vân khuyến cáo.
Viêm da cơ trị điều trị khó khăn và yêu cầu chăm sóc da đặc biệt. Vì vậy, chuyên gia Khoa Da liễu, Bệnh viện TWQĐ 108 khuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để khám, xác định chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể để có kế hoạch điều trị cụ thể, hiệu quả.
Viêm da cơ thể địa có thể phát ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi. Thường gặp ở trẻ bụ bẫm 2-3 tháng tuổi, ban đầu tổn thương xuất hiện ở má, trán (hình móng ngựa), quanh miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn. Bé sẽ bị dát đỏ, có nhiều mụn nước trên bề mặt, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết, ngứa nhiều, có thể kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa. Thời kỳ 2-3 tuổi đến 12-20 tuổi bệnh thường biểu hiện là các đám mảng lichen hoá (hằn cổ trâu) dạng đĩa lúc đầu ở các mặt duỗi, đầu gối, khuỷu tay, sau lan đến các nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô, hằn cổ trâu. Có khi kèm đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc. Ở người lớn, có biểu hiện viêm chủ yếu là hằn cổ trâu, vị trí đặc biệt là các nếp kẽ lớn và bàn tay, ở nữ giới có thể có viêm núm vú, viêm môi. |
T.Vấn
Tin nổi bật
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
26/03/2024 - 17:22:15
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21