Dịch sởi tăng cao bất thường
Ngày 14-2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch sởi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang có diễn biến phức tạp với số người mắc tăng rất cao.
Ở trong nước, tại ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa và những đô thị (có số trẻ biến động lớn) có nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine sởi đầy đủ như: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... có nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Trong số các địa phương có số người mắc sởi tăng cao thì tại Hà Nội từ đầu năm 2019 tới nay đã ghi nhận hơn 114 ca mắc sởi ở 20 quận huyện, trong khi đó so với cùng kỳ năm 2018 chỉ có 8 ca mắc.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, đặc biệt tại Ukraine và Hoa Kỳ.
Tại Ukraine, số trường hợp mắc bệnh sởi tiếp tục tăng cao với hơn 8.498 trường hợp, đây là số mắc lớn nhất ghi nhận trong tháng 1-2019. Còn tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại nhiều thành phố như: Atlanta, New Jersey, New York, Oregon, Rockland County, Rochester. Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, chính quyền bang Washington đã công bố tình trạng khẩn cấp nhằm huy động các nguồn lực và nỗ lực của người dân trong việc khống chế dịch sởi.
Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vaccine sởi thông thường.
Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp cả ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
Bộ Y tế cũng chỉ rõ, bệnh sởi rất dễ lây, nên không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi.
Quốc Lập
Tin nổi bật
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
26/03/2024 - 17:22:15
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21