Hàng loạt lợi ích thần kỳ của củ riềng
Thân rễ của riềng được biết đến với khả năng chữa lành một số vấn đề sức khỏe mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Khoa học gọi riềng là Alpinia galanga, rễ đã được sử dụng trong y học Ayurveda trong suốt hàng ngàn năm qua.
củ riềng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Củ riềng thường được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông, y học cổ truyền Trung Quốc và cũng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn Châu Á vì đặc tính chữa bệnh tiêu hóa.
Tác động của riềng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của nhiều loại ung thư đã mang lại cho nó một vị thế quan trọng trong thế giới y học.
Giá trị dinh dưỡng của riềng
Trong 100 gram củ riềng có 71 calo năng lượng.
Nó cũng có các chất dinh dưỡng sau:
15,3 gram carbohydrate
1,2 gram protein
1 gram chất béo
2,4 gram chất xơ
11,8 miligam natri
5,4 gram vitamin C
Lợi ích sức khỏe của riềng
1. Ung thư
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của riềng là khả năng chống ung thư. Nhiều nghiên cứu tiết lộ khả năng chiến đấu và ngăn chặn sự tấn công của các loại ung thư và khối u khác nhau từ riềng.
Củ này có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, bệnh bạch cầu, khối u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, riềng hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do.
Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư, vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.
2. Cải thiện lưu thông máu
Riềng giúp tăng cường lưu thông máu và cho phép sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng vào mô da dễ dàng hơn. Tương tự như vậy, đặc tính chống oxy hóa của riềng cũng sẽ giúp ngăn chặn các độc tố có hại trong cơ thể.
Khi các độc tố không mong muốn được loại bỏ khỏi cơ thể bạn, hoạt động của hệ thống tuần hoàn được cải thiện lên rất nhiều.
3. Làm giảm các vấn đề tiêu hóa
Riềng rất giàu chất xơ và chất phytochemical hỗ trợ cải thiện tiêu hóa. Nó giúp quản lý các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, vì nó làm giảm bài tiết axit nước bọt và tiêu hóa. Những người bị loét dạ dày có thể sử dụng riềng để được giảm bớt các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Tác dụng chữa bệnh của riềng cũng có thể giúp làm giảm chứng đầy hơi. Một lợi ích khác liên quan đến tiêu hóa của riềng là nó có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu chảy, do tác dụng kháng khuẩn của nó.
4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong y học ayurvedic, riềng đã được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào liên quan đến hệ thống tim mạch, giúp cải thiện sức khỏe tim, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim khác.
5. Giảm lipid máu và cholesterol
Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin có trong riềng đóng vai trò chính trong việc làm giảm mức cholesterol cũng như mức độ lipid trong máu. Các chiết xuất của riềng có khả năng chống lại axit béo synthase, do đó làm giảm mức cholesterol cũng như chất béo trung tính.
6. Tăng khả năng sinh sản
Riềng cũng có khả năng cải thiện số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Các nghiên cứu khẳng định rằng, củ riềng có thể cải thiện số lượng tinh trùng cũng như khả năng vận động.
Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện bởi Tạp chí Y học Sinh sản Iran nói về tác động của riềng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Công trình đã kết luận rằng, việc dùng củ riềng đã làm tăng số lượng tinh trùng di động lên gấp ba lần.
7. Nâng cao khả năng miễn dịch
Là một chất chống oxy hóa, riềng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Các nghiên cứu khác nhau đã tiết lộ rằng, chiết xuất polysacarit có trong riềng có khả năng kích thích, cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn.
8. Giảm sốt
Tính kháng khuẩn, cũng như đặc tính kháng nấm của riềng cực kỳ hữu ích trong việc hạ sốt. Nó là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cao cho sốt và cảm lạnh. Loại củ này cũng có lợi trong việc làm giảm ho và đau họng.
Bình Minh
Tin nổi bật
- Gừng có thể làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp
25/10/2022 - 09:27:21
- 11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp
21/10/2022 - 09:24:50
- Đương quy bổ máu, những trường hợp nào không nên dùng?
14/10/2022 - 10:53:10
- 12 loại thực phẩm, đồ uống tăng cường miễn dịch chống lại cảm lạnh
06/10/2022 - 10:13:16
- 9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
26/09/2022 - 10:28:12
- Không để lãng phí nguồn dược liệu quý hiếm vùng Tây Nguyên
26/09/2022 - 10:23:59