Viêm cầu thận có nguy hiểm?
Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Đây là bệnh nguy hiểm vì diễn biến âm thầm, khó phát hiện và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm cầu thận cấp tính là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm lan tỏa không sinh mủ tại hai thận. Viêm cầu thận hay xuất hiện sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. Pyogenes), tụ cầu (Staphylococcus), phế cầu (S. Pneumoniae) hoặc mắc một số loại virus: viêm gan B, sởi, quai bị, thủy đậu... hay nhiễm ký sinh trùng.
Bệnh hay gặp ở những người mắc lupus hệ thống; viêm quanh các vi mao mạch; ngộ độc muối kim loại nặng hoặc mẫn cảm với một số loại thuốc: sulfamid, penicillin...
Triệu chứng của viêm cầu thận
Viêm cầu thận thường diễn tiến một cách thầm lặng, nhiều khi không có triệu chứng lâm sàng nên người bệnh không biết mình bị bệnh. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ dẫn đến việc điều trị bệnh bị chậm trễ, dễ trở thành viêm cầu thận mạn tính.
Cần đặc biệt chú ý khi có các biểu hiện như:
- Phù: Người bệnh thường có cảm giác nặng mặt, hai mí mắt có thể bị sưng nề, hai chân phù, đặc biệt là ở cổ chân.
- Đi tiểu ra máu: Nước tiểu bệnh nhân có máu, nước tiểu có màu đỏ đục.
- Tiểu ít (còn gọi là thiểu niệu, vô niệu): Bệnh nhân đi tiểu ít, lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày.
- Nước tiểu có màu vàng, lượng ít, có protein niệu.
- Bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp.
- Có thể có sốt nhẹ (37,5 – 38,5 độ C).
- Cảm thấy đau tức vùng thận, đau quặn, đau bụng, chướng bụng nhẹ, chán ăn, buồn nôn và phân lỏng...
Tiểu ít, tiểu ra máu là các triệu chứng điển hình của viêm cầu thận.
Biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận cấp
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối diện với hậu quả của viêm cầu thận cấp vô cùng nghiêm trọng:
- Phù nặng và có thể phù toàn thân gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp…
- Có thể bị đột quỵ hoặc phù não cấp.
- Nếu suy thận cấp tái diễn nhiều đợt có thể dẫn tới viêm cầu thận mạn tính,...
- Suy tim
- Ngoài ra hệ tiết niệu và hệ sinh dục có mối liên quan với nhau. Vì vậy nếu hệ tiết niệu gặp vấn đề cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hệ sinh dục và ngược lại.
- Mắc bệnh thận trầm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc lọc máu gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của đàn ông đồng thời tăng tỷ lệ tinh trùng không hoạt động và có thể gây vô sinh nam. Phụ nữ nếu mắc bệnh thận thường có kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu bệnh tiến triển thành suy thận có thể sẽ dẫn đến vô kinh và vô sinh. Khi mang thai, huyết áp cao ở đa số người mắc bệnh viêm cầu thận sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
- Bệnh về thận có thể gây ra nhiều vấn đề trong thai kỳ, thậm chí có thể gây sảy thai. Nên bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên mang thai cho đến khi bệnh thận đã được kiểm soát.
Điều trị viêm cầu thận cấp thế nào? Liệu có khỏi hẳn không?
Viêm cầu thận cấp có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị đúng và sớm. Điều trị không đúng có thể dẫn đến viêm cầu thận mạn kéo dài dẫn đến suy thận không hồi phục. Vì vậy khi điều trị, cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh và hạn chế biến chứng:
- Bệnh nhân không nên lao động quá sức trong 6 tháng đầu. Nên ăn nhạt; tránh nhiễm khuẩn và nhiễm lạnh.
- Cần điều trị nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Dùng các loại kháng sinh ít độc với thận theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cần điều trị triệu chứng:
- Phù: dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tăng huyết áp: có thể sử dụng các nhóm thuốc như lợi tiểu quai, chẹn kênh canxi, chẹn beta…
- Sử dụng corticoid liệu pháp và các thuốc ức chế miễn dịch trong viêm cầu thận mạn tính
Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận
Nên uống đủ nước hàng ngày để phòng bệnh.
Có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách: thay đổi lối sống; chế độ ăn lành mạnh, khoa học; Đồng thời, tránh để nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng liên cầu khuẩn.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên nâng cao thể trạng;
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Kiểm soát tốt huyết áp và các bệnh lý chuyển hóa;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tránh các bệnh nhiễm khuẩn;
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
- Chế độ dinh dưỡng
- Uống đủ nước hàng ngày;
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối;
- Kiểm soát tốt lượng kali và protein nạp vào cơ thể;
- Nên ăn thực phẩm tốt cho thận: súp lơ, lòng trắng trứng, cá vược, nho đỏ, tỏi…
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Máu trong nước tiểu cảnh báo ung thư gì?
09/01/2024 - 10:39:58
- Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ?
03/07/2023 - 11:56:41
- 5 nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm đường tiết niệu
29/06/2023 - 10:06:47