Cần phẫu thuật ruột thừa ngay khi bị viêm, ai cũng biết nhưng lại không hiểu
Ruột thừa là một túi hình ngón tay từ ruột già ở phía dưới bên phải của bụng. Khi bị viêm ruột thừa, nếu chậm trễ can thiệp sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Ai và lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm ruột thừa. Nếu được phát hiện kịp thời việc cắt bỏ ruột thừa rất đơn giản, nhanh chóng và phục hồi nhanh. Thế nhưng nếu chủ quan, để chậm trễ sẽ dẫn vỡ hoặc gây áp xe, nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Các cơn đau ruột thừa thường có những đặc trưng riêng. Thế nên nếu bạn nhận biết kịp thời, tiên lượng sớm, đi đến bệnh viện ngay sẽ tránh được những khó khăn, phức tạp và các biến chứng không đáng có.
Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành .
Vì sao ruột thừa bị viêm?
Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bệnh không di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng do lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già bị tắc nghẽn chính là nguyên nhân gây nên viêm ruột thừa.
Khi bị tắc nghẽn thì thành ruột thừa bị ép chặt làm máu không thể đi xuống để nuôi các tế bào. Tình trạng thiếu máu nặng dần sẽ hình thành các vi khuẩn và nhiễm trùng bao gồm những vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn gram … gây nên tình trạng viêm ruột thừa.
Dấu hiệu điển hình nhận biết viêm ruột thừa
Bị viêm ruột thừa thường dễ bị nhàm lẫn với các dấu hiệu đau bụng khác như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Các dấu hiệu điển hình dưới đây cho thấy bạn có thể bị viêm ruột thừa:
- Đau bụng âm ỉ nhất là vùng hố chậu phải.
- Đau nhức bắt đầu xung quanh rốn và thường chuyển tới vùng bụng dưới bên phải.
- Cơn đau trở nên rõ nét hơn trong nhiều giờ.
- Buồn nôn, nôn, mất cảm giác ăn ngon miệng.
- Sốt nhẹ (từ 37,5 đến 38 độ C).
- Táo bón, bí trung tiện, tiêu chảy, chướng bụng...
Khi ruột thừa bị viêm và sưng, vi khuẩn có thể nhân lên rất nhanh và hình thành mủ. Việc phát triển của vi khuẩn và mủ có thể gây ra đau bụng xung quanh rốn, rồi lan xuống bụng dưới bên phải.
Biến chứng khi ruột thừa viêm, vỡ
Khi ruột thừa bị viêm và vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng và gây ra nhiễm trùng ổ bụng. Điều này làm mất nhiều thời gian điều trị trong bệnh viện hơn và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Việc điều trị ngay lập tức là rất quan trọng nếu bị viêm ruột thừa.
Nếu ruột thừa áp xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp xe, gây nhiễm trùng rộng khoang bụng. Chính vì thế ngay khi có dấu hiệu nhận ra mình bị viêm ruột thừa cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị sớm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa thường là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm và có thể phẫu thuật dưới 2 hình thức sau: Mổ hở và mổ nội soi.
Những lưu ý sau khi cắt ruột thừa
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một thủ thuật đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, cũng có một số nguy cơ với phẫu thuật, bao gồm: chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan xung quanh, tắc ruột…Nên lưu ý, cắt bỏ ruột thừa cần được tiến hành ngay để ngăn chặn áp-xe và viêm phúc mạc.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu ở vùng vết mổ nhưng sẽ giảm sau vài ngày.
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh giữ vết mổ luôn sạch sẽ. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng, dó là: Sưng đỏ quanh vết mổ, sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, nôn mửa, mất vị giác, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 2 ngày thì phải bác sĩ phẫu thuật ngay.
Mặt khác, người bệnh tránh hoạt động gắng sức. Lưu ý và cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển. Không nên thức khuya. Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau mổ.
Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng bệnh viêm ruột thừa, mọi người cần cẩn trọng:
- Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt và hoạt động tốt.
- Ăn nhiều rau, trái cây xanh. Uống nước ép trái cây, sinh tố.
- Ăn tỏi, gừng, lá húng quế vì trong tỏi có nhiều thành phần kháng viêm, chống nôn, dịu cơn đau…
- Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế các chất cay, nóng.
Tin nổi bật
- Gan nhiễm mỡ không do rượu là gì, ai dễ mắc?
19/02/2024 - 10:12:51
- Kỹ thuật stent mới giúp thông đường mật người phụ nữ
17/11/2022 - 11:33:33
- 4 lưu ý về viêm gan A
01/11/2022 - 09:39:52
- Phẫu thuật cho bé gái 1 ngày tuổi nghi có thai trong thai hiếm gặp
24/02/2021 - 09:46:46
- Nội soi lấy đoạn dị vật kim loại hình chữ V trong họng bé gái
29/12/2020 - 09:30:58
- Gia đình khó khăn, bố hiến gan cứu con trai 13 tuổi
21/12/2020 - 09:41:34