Sai lầm cần tránh khi mắc bàng quang tăng hoạt
Một số thay đổi về lối sống, sử dụng thuốc, phẫu thuật, tránh một số sai lầm có thể giúp người mắc chứng bàng quang tăng hoạt giảm bớt triệu chứng.
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là bệnh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, són tiểu, đi tiểu thường xuyên... Dưới đây là một số điều cần tránh khi mắc bệnh này:
Không đi thăm khám
Nhiều người mắc chứng bàng quang tăng hoạt thường giấu không chia sẻ với bác sĩ vì tâm lý ngại ngùng. Điều này hoàn toàn sai lầm, khi càng chia sẻ chi tiết về các triệu chứng của mình, bác sĩ càng dễ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, khi trao đổi với bác sĩ, họ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh như: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, sa bàng quang, khối u bất thường... Khi đó, việc đưa ra các phương pháp điều trị sẽ góp phần kiểm soát tốt triệu chứng hơn.
Bỏ qua các phương pháp điều trị
Ai cũng có nguy cơ mắc OAB nhưng căn bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trên 40. Người bệnh cần quan tâm tới các phương pháp điều trị, không bỏ qua lời khuyên của bác sĩ hay làm theo làm theo bất kỳ khuyến nghị không có căn cứ nào.
Không phải người bệnh OAB nào cũng cần phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị dựa trên triệu chứng như: thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, rèn luyện các bài tập cơ sàn chậu, sử dụng thuốc điều trị... Bác sĩ có thể sẽ đề xuất phương pháp thay thế nếu các phương pháp điều trị hiện tại không hiệu quả.
Không theo dõi thói quen tiểu tiện
Người bệnh mắc chứng bàng quang tăng hoạt nên theo dõi thói quen đi tiểu của mình thường xuyên. Ảnh: Pinterest
Ở người bệnh OAB, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ghi lại nhật ký hoạt động của bàng quang. Hành động ghi lại thói quen tiểu tiện của bệnh nhân sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin chính xác về bệnh để đưa ra hoặc điều chỉnh phương pháp điều trị hợp lý. Bệnh nhân cần ghi lại thông tin trong vài ngày hoặc vài tuần bao gồm: lượng nước uống trong một ngày, thức ăn hoặc đồ uống nào khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn, số lần đi tiểu trong ngày...
Một số bài tập cơ sàn chậu có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hoặc thư giãn các cơ bảo vệ bàng quang. Từ đó giúp giảm triệu chứng đáng kể, người bệnh không nên bỏ qua, có thể tham khảo các bài tập từ chuyên gia vật lý trị liệu cơ sàn chậu để tập luyện đúng phương pháp.
Giảm bớt lượng chất lỏng
Caffeine và rượu đôi khi kích hoạt triệu chứng OAB nhưng không phải vì thế mà bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn lượng chất lỏng dung nạp vào cơ thể. Ngược lại, các triệu chứng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn nếu cơ thể không hấp thu đủ lượng chất lỏng. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ sản xuất ít nước tiểu hơn, điều đó có thể gây kích thích bàng quang.
Tuy nhiên, uống nhiều nước quá cũng không phải là một lựa chọn tốt, gây tiểu nhiều lần. Chỉ nên uống khi thấy khát và quan sát màu sắc nước tiểu để điều chỉnh lượng nước uống cho hợp lý: nước tiểu màu vàng nhạt là đã uống đủ, màu vàng đậm hoặc cam là thiếu nước, cần bổ sung thêm lượng chất lỏng.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Máu trong nước tiểu cảnh báo ung thư gì?
09/01/2024 - 10:39:58
- Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ?
03/07/2023 - 11:56:41
- 5 nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm đường tiết niệu
29/06/2023 - 10:06:47