Cô gái 28 tuổi hoại tử, suýt phải cắt cụt hai chân vì tiêm tan mỡ
Sau khi tiêm chất tan mỡ, cô gái thấy trên bắp chân xuất hiện khối thịt cứng, ngứa và đỏ tấy, dần dần phát triển thành những vết loét, có mủ.
Tiểu Lý, 28 tuổi, đến từ Trung Quốc là một người có vóc dáng cân đối nhưng lại sở hữu đôi chân to, kém thon thả. Sau khi nghe quảng cáo, cô đã đến một công ty làm đẹp tư nhân để tiêm 30ml chất tan mỡ vào bắp chân, kỳ vọng sở hữu đôi chân thon gọn ngay tức thì.
Sau một tháng tiêm, hiệu quả giảm mỡ chưa thấy đâu, hai chân của Tiểu Lý bắt đầu xuất hiện khối thịt cứng, ngứa và đỏ tấy. Tiểu Lý đi gặp bác sĩ và được kê uống kháng sinh.
Sau một tuần, trình trạng được cải thiện nhưng nhanh chóng tái phát trở lại. Lúc này, điều trị bằng kháng sinh không có kết quả, hai chân của Tiểu Lý xuất hiện vết loét, mủ, vùng da và mạch máu xung quanh chuyển sang màu đỏ tím.
Hình ảnh vết thương trên chân của Tiểu Lý
Lúc này, Tiểu Lý đã đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên khi nhập viện, các bác sĩ không tìm được nguyên nhân khiến chân Tiểu Lý bị nhiễm trùng, hoại tử. Sau gần một tháng, các chuyên gia mới xác định trực khuẩn mà cô gái trẻ nhiễm phải, đó là Mycobacteria không điển hình. Chúng có thể gây nhiễm trùng da và phổi ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch thấp.
Bên cạnh việc không thể phát hiện bằng các biện pháp thông thường, trực khuẩn này thường ký sinh bên trong các tế bào cơ thể, không chịu tác động từ các loại thuốc kháng khuẩn. Đó là lý do tại sao bệnh của Tiểu Lý tái phát sau vài tháng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, hai chân của cô sẽ bị cắt bỏ.
Sau khi tiến hành nhiều bước xét nghiệm, nuôi cấy, các bác sĩ đã tìm ra trực khuẩn gây hại
Các chuyên gia cho biết về việc Tiểu Lý hoại tử chân xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Đầu tiên, có thể do dụng cụ tiêm và chất tan mỡ không được đảm bảo, vô tình đưa vi khuẩn có hại vào cơ thể. Thứ hai, hệ miễn dịch của Tiểu Lý không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Trong trường hợp hệ miễn dịch mạnh, ngay cả vi khuẩn xâm nhập, bệnh tình cũng không trở nặng như vậy.
Hiện tại, Tiểu Lý đã được điều trị bằng kháng sinh liều cao. Cô cần uống 4 loại kháng sinh mỗi ngày và tiêm vào tĩnh mạch trong vòng 2 tháng. Bác sĩ ước lượng thời gian điều trị kéo dài khoảng một năm rưỡi.
Qua câu chuyện này, bác sĩ cũng nhắc nhở những người có ý định phẫu thuật thẩm mỹ nên đến các bệnh viện uy tín, và đừng chủ quan khi có các hiện tượng lạ. Một khi bạn có sức đề kháng kém, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn lạ và dẫn đến tình huống không mong muốn.
An An (Dịch theo Chinanews)
Tin nổi bật
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
26/03/2024 - 17:22:15
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21