Bài thuốc dân gian chữa hen suyễn hiệu quả bằng loại lá trong vườn nhà
Theo Y học cổ truyền, lá tía tô là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Mặc dù tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao, nhưng tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ.
Theo Y học hiện đại thì hen suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt (Spasme) cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa… Cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng. Ngoài ra, thay đổi thời tiết, gió mùa đông bắc lạnh như ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất rõ đến cơn hen.
Triệu chứng hen suyễn
Triệu chứng: Khó thở chậm, chủ yếu là thở ra, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, có báo hiệu bằng hắt hơi, sổ mũi, không sốt. Khám phổi lúc có cơn thấy lồng ngực không di dộng, nghe tiếng cò cử, rên rít, rên ngáy trên phổi. Cơn giảm dần sau vài giờ, khạc được đờm ra cũng là lúc dễ thở. Những triệu chứng thay đổi tùy theo thể nhẹ, vừa, nặng. Một đợt hen kéo dài trong khoảng 07 đến 10 ngày.
Cơn nặng thường xảy ra ở người lớn, cơn kéo dài, khó thở nhiều, có biểu hiện suy hô hấp (tím môi), có khi suy tim phải (gan to).
Cần phân biệt với:
– Viêm phế quản thể hen do vi khuẩn, virus: bắt đầu có sốt, có khạc đờm, khó thở giống như hen, không thành cơn rõ rệt. Có thể là viêm phế quản trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc bệnh nhân dị ứng đối với nguyên nhân gây viêm phế quản.
– Hen tim: cơn phù phổi cấp do tim giống như hen, thường xảy ra ở bệnh nhân hẹp van hai lá, hở lỗ van động mạch chủ, tăng huyết áp.
Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn bằng lá tía tô
Theo Y học cổ truyền, lá tía tô là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Mặc dù tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao, nhưng tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, vì vậy không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều. Nếu dùng lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ…
1. Dùng bài thuốc Nam hạt tía tô
Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, sài đất (hoặc lá dâu tằm) 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g.
Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống thuốc nguội.
Hạt tía tô có thể dùng thành bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm.
Hạt tía tô có thể dùng thành bài thuốc trị bệnh hen suyễn ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn, phong đàm.
2. Lá tia tô trị ho do hen suyễn
Lấy 90g hạt tía tô đem sao qua cho thơm, tán thành bột mịn rồi ngâm vào 1 lít rượu gạo trong 10 ngày. Sau 10 ngày đem ra chắt lấy nước, bỏ xác. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml
Cách này chỉ áp dụng cho ho suyễn có đờm trắng đục, nặng ngực. Nếu ho đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ thì không dùng.
3.Lá tía tô chữa ho mất tiếng
Lấy 30g mận tươi và 5 quả đại táo đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Khi nước sôi, cho vào ấm trà có 6g lá tía tô và 3g lá trà để hãm uống như uống trà. Mỗi ngày uống 2 lần liên tục 10 ngày chữa ho mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh…
4. Lá tía tô chữa ho ở trẻ nhỏ
Để thực hiện cách này, bạn nên chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế đem rửa sạch. Cho tất cả vào chén sứ, thêm đường phèn và chút nước vào rồi đun cách thủy trong 15 phút, sau đó uống chậm từ từ để thuốc ngấm vào lưỡi, vừa uống nuốt vừa vuốt từ cằm xuống rốn.
Chú ý: Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Trúc Chi
Tin nổi bật
- Gừng có thể làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp
25/10/2022 - 09:27:21
- 11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp
21/10/2022 - 09:24:50
- Đương quy bổ máu, những trường hợp nào không nên dùng?
14/10/2022 - 10:53:10
- 12 loại thực phẩm, đồ uống tăng cường miễn dịch chống lại cảm lạnh
06/10/2022 - 10:13:16
- 9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
26/09/2022 - 10:28:12
- Không để lãng phí nguồn dược liệu quý hiếm vùng Tây Nguyên
26/09/2022 - 10:23:59