4 bài tập phục hồi cho F0 điều trị tại nhà
Có những bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, tức ngực, lười ăn uống, không muốn vận động. Họ được gọi mắc hội chứng "COVID kéo dài" với tỉ lệ trên 10% các trường hợp mắc COVID-19.
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ và hướng dẫn từ Bộ Y tế, F0 cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể dục để tăng khả năng phục hồi. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn các cơ, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu, tăng độ dẻo dai và sức khỏe cho người bệnh.
COVID-19 có khả năng làm cho phổi bị viêm, xơ hóa nên chức năng hô hấp và chức năng khác bị giảm đi dẫn đến việc thiếu oxy.
Đây là một trong những lý do sau khi được xác định khỏi bệnh bằng các xét nghiệm test nhanh, PCR SARS-CoV-2 âm tính nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy khó thở dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày.
Có những bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, tức ngực, lười ăn uống, không muốn vận động. Những bệnh nhân này được gọi mắc hội chứng "COVID kéo dài" với tỉ lệ trên 10% các trường hợp mắc COVID. Vì vậy, việc tập vật lý trị liệu sau khi bệnh nhân nhiễm COVID hết sức quan trọng.
Tuy nhiên cần tùy thuộc vào sức khỏe ở từng người, từng giai đoạn để chọn bài tập sao cho phù hợp thể trạng cơ thể hoặc tiền sử bệnh. Tránh tình trạng gắng sức quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
4 bài tập cho F0 tại nhà hiệu quả nhất
1. Giãn cơ vai
Giãn cơ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Người bệnh thực hiện dang rộng hai chân bằng vai, bắt chéo cánh tay trái qua trước ngực. Tiếp theo, sử dụng tay phải giữ lấy và kéo tay trái ngay tại vị trí khuỷu tay, giữ yên trong vòng 20 giây, thực hiện tương tự với bên còn lại. Hãy lặp lại động tác này từ 4 đến 10 lần.
2. Giãn cơ đùi
Tương tự như bài tập giãn cơ vai, bài tập giãn cơ đùi cũng cần được thực hiện từ 4 đến 10 lần mỗi ngày. Bạn hãy đứng thẳng, dùng tay giữ một chân kéo về phía sau mông, hãy nhớ là cần duy trì cột sống thẳng để bài tập đạt hiệu quả. Thực hiện giữ nguyên tư thế này trong 20-30 giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Tương tự thực hiện với bên còn lại, bạn cũng có thể sử dụng bài tập này với tư thế nằm sấp.
3. Bài tập thở chúm môi
Với bài tập này, bạn nên lựa chọn không gian yên tĩnh, ngồi trên ghế với tư thế thoải mái, thả lỏng người. Thực hiện hít vào bằng mũi, mím môi trong 2 - 3 giây, chúm môi và thở ra từ từ bằng miệng. Lặp lại động tác hít vào, thực hiện mím hai môi và thở ra, chúm môi cho đến khi cảm nhận được mức độ khó thở được giảm xuống.
4. Thở bụng
Thực hiện bài tập này bằng tư thế ngồi trên ghế, người hơi ngửa ra phía sau. Tiến hành đặt một tay trên bụng và tay còn lại trên ngực, hít thở chậm và cảm nhận sự di chuyển của ngực và bụng. Người bệnh hít vào bụng nhô lên, nín thở vài giây và thở ra, lúc này bụng sẽ xẹp xuống. Với bài tập này, F0 cần luyện tập thường xuyên để tăng sức mạnh cho cơ hoành.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19