Suy thận cấp do tự ý dùng thuốc nam
Thanh niên 31 tuổi phải chạy thận lọc máu cứu tính mạng, sau khi nghe theo lời thầy lang cả quyết chữa suy thận độ 8, chứ độ 2 đã là cái gì".
Bốn tháng trước, anh được chẩn đoán suy thận độ 2 ở bệnh viện huyện Hàm Yên, song không điều trị.
"Thầy lang gần nhà bảo thuốc của thầy còn chữa cả suy thận độ 8 nữa kia, nên tôi nghe theo", bệnh nhân cho biết.
Hai tháng đầu tiên dùng thuốc, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại cơ thể anh càng mệt mỏi thêm. Tuy nhiên, "thầy lang bảo tôi cứ tiếp tục kiên trì, dùng lâu dài mới thấy tác dụng hiệu quả rõ rệt nên tôi cũng cố ", anh chia sẻ.
Cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy kiệt, cuối tháng 9 anh khám tại Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, kết quả suy thận giai đoạn cuối (độ 4). Hiện, anh phải chạy thận cấp cứu vì thận không lọc được chất độc trong máu.
Bệnh nhân còn hay sử dụng thuốc nam để chữa trị các bệnh về gan mật, thận tiết niệu, cơ xương khớp, ung thư, nhiều bệnh thông thường như viêm dạ dày, dị ứng. Mới đây bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 biến chứng thần kinh ngoại vi và viêm mô tế bào ngón chân (chưa có loét). Bệnh nhân đắp thuốc nam, sau 3-4 ngày chân sưng dần, chảy dịch. Bác sĩ khám cho biết ngón chân đã hoại tử, khó bảo tổn, có thể phải cắt bỏ.Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân gặp biến chứng do lạm dụng thuốc nam. Bác sĩ Lý Thị Thơ, Trưởng khoa Nội Thận khớp, cho biết: "Gần như tất cả bệnh nhân suy thận đang phải chạy thận lọc máu tại bệnh viện đều dùng thuốc nam kéo dài".
Một bệnh nhân bị suy thận cấp do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang
Nhiều người quan niệm sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) là an toàn và tốt cho sức khỏe. "Điều này đúng nhưng chưa đủ", bác sĩ Thơ nói. Thuốc đông y khó kiểm soát được liều dùng do đơn vị tính thường là thang thuốc, bao gồm nhiều vị thuốc khác nhau. Mỗi vị thuốc có thể có tác dụng điều trị, tác dụng không mong muốn và độc tính khác nhau. Phối hợp thuốc không đúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng phụ và độc tính.
Sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng như bị nấm mốc dễ gây ung thư. Hiện nay, nguồn dược liệu trong nước giảm, tỷ lệ thuốc nhập tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu lạm dụng, trường hợp nhẹ, bệnh nhân có nguy cơ dị ứng toàn thân, gây hen phế quản do co thắt cơ trơn, sưng nóng đỏ. Nặng có thể nhiễm trùng, hoại tử vùng đắp thuốc phải nạo vét, phẫu thuật cắt bỏ vị trí đắp thuốc. Biến chứng nặng hơn là suy đa tạng, rối loạn đông máu... bệnh nhân sẽ tử vong nếu không lọc máu kịp thời. Có bệnh nhân bị nhầm vị thuốc với cây lá ngón, cà độc dược, nấm độc, tử vong nhanh chóng.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị. Ngày nay, y học hiện đại phát triển, sức khỏe con người được phân tích ở cấp độ tế bào, phân tử, gene... Quá trình khám chữa bệnh cần kết hợp nhiều chuyên khoa, chuyên ngành, từ khám lâm sàng đến xét nghiệm và thăm dò chức năng kỹ lưỡng để chẩn đoán.
Người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên được thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc khám và chỉ định, sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo.
Thúy Quỳnh
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42