Nhiễm trùng chân sau vấp ngã
Khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.V.H, 75 tuổi (ở Văn Điển, Thường Tín, Hà Nội). Bệnh nhân bị vấp ngón út, gây chảy máu nhiều nhưng tự điều trị tại nhà không đi khám.
Sau đó, chảy dịch vàng nhiều gia đình mới đưa vào viện khám. Bệnh nhân được rửa sạch các tổ chức nhiễm trùng và phẫu thuật cố định khớp.
Tiếp tục trường hợp bệnh nhân P.T.T.N, 38 tuổi (ở Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) bị tai nạn giao thông xe máy. Sau tai nạn, bệnh nhân hạn chế vận động bàn chân phải, biến dạng ngón II chân phải.
Bệnh nhân không đi khám ngay cũng không điều trị gì, ngày càng đau tăng lên kèm biến dạng rõ ngón II. Bệnh nhân vào Khoa Ngoại chấn thương BVĐK Nông nghiệp ngày 18/3/2021.
Hình ảnh vết thương nhỏ sau khi được bác sĩ rửa vết thương.
Bệnh nhân sau thăm khám được chẩn đoán là trật khớp đốt 1-2 ngón III bàn chân phải, phải xử lý phẫu thuật cố định khớp ngón chân ngày thứ 10 do tai nạn sinh hoạt.
Các thầy thuốc cho biết, nếu bệnh nhân đến sớm chỉ cần nắn chỉnh cố định bằng bột và được về nhà ngay. Do chủ quan đến muộn nên việc xử trí và điều trị sẽ phức tạp hơn do có nhiều tổ chức xơ bám vào khớp. Bệnh nhân phải tiến hành làm sạch các tổ chức xơ và kết hợp xương cố định kinser.
Do đó BS CKII. Đỗ Đức Kiểm - Khoa Ngoại chấn thương, BVĐK Nông nghiệp khuyến cáo, sau một tai nạn té ngã, chấn thương thì mọi người nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám, kiểm tra kỹ để kịp thời phát hiện những tổn thương bất thường và có phương pháp điều trị tối ưu.
P.Huyền
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42