Liệu pháp mới trị thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ em
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã phê duyệt skytrofa để điều trị cho bệnh nhi bị thiếu hụt hormone tăng trưởng…
Thuốc dùng 1 lần/tuần trị thiếu hụt hormon tăng trưởng
Theo đó, skytrofa (lonapegsomatropin-tcgd) được dùng điều trị cho trẻ từ một tuổi trở lên, nặng ít nhất 11,5 kg và bị suy tăng trưởng do không tiết đủ hormone tăng trưởng (GH).
Thuốc dùng dưới dạng tiêm mỗi tuần một lần. Đây là sản phẩm đầu tiên được FDA chấp thuận cung cấp somatropin (hormone tăng trưởng) bằng cách giải phóng liên tục trong một tuần.
Sự chấp thuận này cung cấp một sự lựa chọn mới quan trọng cho trẻ em bị thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD) và gia đình của chúng và phương pháp điều trị mỗi tuần một lần này có thể giảm bớt gánh nặng điều trị, có thể thay thế các liệu pháp somatropin hàng ngày, vốn là tiêu chuẩn chăm sóc trong hơn 30 năm qua.
Thiếu hormone tăng trưởng làm cho trẻ thấp bé hơn bình thường.
Thiếu hormone tăng trưởng là một bệnh đặc trưng bởi tầm vóc thấp bé và các biến chứng chuyển hóa. Trong GHD, tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng, điều này quan trọng không chỉ đối với chiều cao mà còn đối với sức khỏe và sự phát triển nội tiết tổng thể của trẻ.
Những lưu ý khi dùng thuốc
Không dùng skytrofa ở những trường hợp sau:
- Quá mẫn với somatropin hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc. Các phản ứng quá mẫn toàn thân đã được báo cáo khi sử dụng các sản phẩm somatropin.
- Bệnh ác tính đang hoạt động.
- Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh hoạt động hoặc không tăng sinh nặng.
- Người mắc hội chứng Prader-Willi béo phì nặng, có tiền sử tắc nghẽn đường hô hấp trên hoặc ngưng thở khi ngủ hoặc suy hô hấp nghiêm trọng…
Các phản ứng quá mẫn toàn thân nghiêm trọng bao gồm phản ứng phản vệ và phù mạch đã được báo cáo khi sử dụng các sản phẩm somatropin. Không sử dụng skytrofa ở những bệnh nhân quá mẫn với somatropin hoặc bất kỳ tá dược nào trong sản phẩm.
Các phản ứng có hại thường gặp nhất ở bệnh nhi bao gồm: Nhiễm trùng, sốt, ho, buồn nôn và nôn, xuất huyết, tiêu chảy, đau bụng, đau khớp và viêm khớp…
Skytrofa có thể tương tác với những loại thuốc sau:
-Glucocorticoid: Skytrofa có thể làm giảm nồng độ cortisol trong huyết thanh, do đó có thể yêu cầu tăng liều glucocorticoid.
-Estrogen đường uống: Estrogen đường uống có thể làm giảm phản ứng với skytrofa. Do đó, có thể yêu cầu liều skytrofa cao hơn.
-Insulin và/hoặc các tác nhân hạ đường huyết khác: Skytrofa có thể làm giảm độ nhạy insulin. Bệnh nhân đái tháo đường có thể phải điều chỉnh insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02