Vì sao men gan tăng cao?
Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể và cần được phát hiện điều trị kịp thời.
Gan là một trong những cơ quan nội tạng rất quan trọng, vừa có chức năng chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng, vừa có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Men gan là nhân tố quan trọng nhất để mọi quá trình hoạt động của gan diễn ra bình thường. Chính vì vậy, tế bào gan luôn phải chịu tác động của những tác nhân độc hại.
Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể và cần được phát hiện điều trị kịp thời.
Vai trò của men gan
Men gan có 4 loại, trong đó AST (SGOT), ALT (SGPT) có trong tế bào gan, khi gan bị viêm, bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng men gan tăng cao. Loại men gan thứ ba là ALGALINE PHOSPHATE có trong các mảng tế bào gan và loại thứ tư là GGT có trong thành tế bào của ống mật. Nếu không được kiểm soát kịp thời, nồng độ men quá cao sẽ làm cho bệnh nặng hơn, người bệnh có nguy cơ giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong.
Thông qua chỉ số men gan, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ suy thoái hoặc giảm chức năng gan. Phương pháp xét nghiệm chỉ số men gan sẽ cho thấy mức độ tổn thương gan cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Men gan tăng được phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, nếu để lâu dài hoặc không được phát hiện kịp thời thì tình trạng bệnh lý sẽ càng ngày càng nặng, lúc đó phương pháp điều trị sẽ không được hiệu quả.
Nguyên nhân men gan cao
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao, trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên, đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trên thực tế, có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít.
- Uống nhiều rượu, bia cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng.
- Viêm gan cấp. Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan.
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu…
- Do điều trị thuốc.
- Chế độ ăn uống không điều độ.
Vì vậy nếu được chẩn đoán men gan tăng cao thì người bệnh nên thật cẩn trọng cũng như thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh nặng thêm.
Tình trạng men gan cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan. Theo đó chỉ số AST và ALT trong men gan cao sẽ dự báo tuổi thọ của bệnh nhân giảm dần, tăng tỷ lệ tử vong từ 21-78%. Nếu chỉ số AST tăng gấp đôi, tăng nguy cơ tử vong 32%; tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Còn khi chỉ số ALT gấp đôi sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ là 59%.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao. Ảnh minh họa
Biện pháp cải thiện tình trạng men gan cao
Gan được ví như nhà máy thải độc, giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể. Khi xét nghiệm thấy tăng men gan thì cần:
- Tránh làm việc quá sức.
- Cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật.
- Hạn chế uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, bỏ hẳn thuốc lá.
- Nên kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên xào; nên có chế độ ăn bổ dưỡng, nhiều chất đạm, ăn uống đầy đủ các vitamin cần thiết. Bữa ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A như sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải...; Các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B1 như: giá đỗ, hoa quả, đậu, lạc, rau xanh... Thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như: kê, đậu nành, trứng, sữa... Thức ăn chứa vitamin B6 như gan động vật, bầu dục, thịt nạc.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng.
- Không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc quá sức.
- Uống đủ nước.
Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần, cụ thể như sau:
Chỉ số men gan | AST (GOT) | ALT (GPT) | GGT | LDH |
Tăng nhẹ | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L |
Tăng trung bình | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L |
Tăng cao | >200 UI/L | >200 UI/L | >200 UI/L | >200 UI/L |
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- 7 bệnh khiến thành túi mật dày bất thường
23/02/2024 - 10:48:43