Hạt hồng xiêm trong phổi người phụ nữ gần 1 năm
Suckhoedoisong.vn - Bệnh viện Phổi Nghệ An vừa tiến hành gắp thành công hạt hồng xiêm bám chặt trong phổi trái người phụ nữ.
Hạt Hồng xiêm gần như bịt kín lòng phế quản, dẫn đến xẹp toàn bộ thùy phổi phía sau của bệnh nhân
Ngày 1/7, bệnh nhân Phạm Thị L. 51 tuổi, trú tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An được chuyển từ bệnh viện huyện vào Bệnh viện Phổi Nghệ An trong tình trạng ho nhiều, khó thở… với chẩn đoán là u phổi.
Qua khai tác bệnh sử được biết, gần 1 năm trước trong quá trình ăn quả hồng xiêm, bệnh nhân Phạm Thị L. có hiện tượng ho sặc sụa, sau đó trở về bình thương và bị ho kéo dài. Bệnh nhân cũng đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng ho vẫn không thuyên giảm
Mới đây, bệnh nhân Phạm Thị L đến khám và điều trị tại 1 cơ sở y tế ở huyện Diễn Châu, sau khi tiến hành chụp chụp CT Scanner phổi, phát hiện trong phổi của bệnh nhân có cấu trúc lạ, và được chẩn đoán là u phổi nên tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân Phạm Thị L đến Bệnh viện Phổi Nghệ An để điều trị.
Tại đây, thầy thuốc Bệnh viện Phổi Nghệ An đã tiến hành nội soi phổi và phát hiện trong phổi trái của bệnh nhân có dị vật là một hạt hồng xiêm dính chặt và gần như bịt kín lòng phế quản, dẫn đến xẹp toàn bộ thùy phổi phía sau và gây viêm.
Do phổi trái bị tổn thương, viêm nên thầy thuốc đã dừng nội soi và tiến hành điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm cho bệnh nhân.
Sáng ngày 6/7, sau 1 thời gian điều trị kháng sinh cho bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Phổi Nghệ An, tiếp tục tiến hành nội soi lần 2 và gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phổi trái của bệnh nhân.
Dị vật là hạt Hồng xiêm được gắp ra khỏi phổi trái của bệnh nhân Phạm Thị L
Hiện nay, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, do bệnh nhân Phạm Thị L. đang bị viêm phổi nên các bác sĩ đang tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Dự kiến bệnh nhân Phạm Thị L. sẽ được xuất viện trong tuần tới.
BS Đậu Minh Quang, Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An cho biết, hóc dị vật tại phổi là rất nguy hiểm, dể gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong nhanh.
Để tránh tình trạng bị dị vật đường thở, trong khi ăn, kể cả trẻ nhỏ, người lớn không được chạy nhảy, hò hét, cười nói vì sẽ khiến ta bị sặc thức ăn, các loại hạt... dễ lọt vào phổi.
Khi đang ăn mà bị ho sặc sụa, cần nghĩ đến bị hóc dị vật đường thở.
Nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bị các biến chứng đáng tiếc, thậm chí còn nguy hiểm tính mạng.
Từ Thành
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42