Điều trị bệnh hen có viêm mũi dị ứng
Khi bệnh nhân hen mắc viêm mũi dị ứng thì rất khó chịu và khó chữa hơn. Làm sao để chẩn đoán và điều trị hiệu quả hen có viêm mũi dị ứng?
Bệnh hen phế quản còn gọi là bệnh hen, bệnh suyễn hay hen suyễn, là bệnh xảy ra ở các phế quản (đường dẫn khí) trong hai lá phổi của người bệnh.
Bệnh hen có mấy loại?
Bệnh hen có hai loại: hen dị ứng và hen không dị ứng.
- Hen dị ứng (hen ngoại sinh): Thường khởi phát sớm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, lông súc vật, bọ nhà sẽ làm khởi phát bệnh hen. Bệnh xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng (là người dễ mắc các bệnh dị ứng khác mà trước đó họ đã mắc một hay nhiều bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, chàm, hen, dị ứng thời tiết, mày đay…).
Bốn dấu hiệu hay tái phát: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi là triệu chứng của người bệnh hen có viêm mũi dị ứng
- Hen không dị ứng (hen nội sinh): Thường khởi phát muộn, không có cơ địa dị ứng, thường gặp ở người lớn. Tác nhân gây khởi phát cơn hen thường không đặc hiệu: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, khói thuốc
Triệu chứng hen có viêm mũi dị ứng
Bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng sẽ có những dấu hiệu sau:
- Bốn dấu hiệu hay tái phát: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi
- Khám nội soi thấy niêm mặc mũi nhợt nhạt, phù nề hay quá phát.
Điều trị người bệnh hen có viêm mũi dị ứng như thế nào?
Khi bệnh nhân hen đồng thời mắc viêm mũi dị ứng sẽ khó chữa hơn nếu chỉ mắc hen hoặc mắc viêm mũi dị ứng. Vì thế, điều trị cho người bệnh hem có viêm mũi dị ứng cần:
- Vừa điều trị hen vừa điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc điều trị là corticoid, kháng leukotrien, kháng IgE và điều trị miễn dịch đặc hiệu.
- Có bộ câu hỏi chung để đánh giá kiểm soát cả 2 bệnh hen và viêm mũi dị ứng (CARA).
- Cùng chung các yếu tố kích thích cần tránh.
Bệnh hen có hai loại: hen dị ứng và hen không dị ứng
- Phương pháp giảm mẫn cảm. Giảm mẫn cảm là phương pháp điều trị hen đặc hiệu, làm giảm tình trạng dị ứng của người bệnh khi tiếp xúc với dị nguyên. Để giảm mẫn cảm, người ta đưa ra dị nguyên đã gây dị ứng vào bệnh nhân theo đường dưới da, dưới lưỡi hoặc viên uống với liều tăng dần làm giảm nhạy cảm cơ quan tiếp nhận dị nguyên, giảm giải phóng canxi, tăng cường kháng thể bao vây, tạo dung nạp tạm thời với dị nguyên làm giảm tình trạng dị ứng hoặc hen…
Giảm mẫn cảm có chỉ định tốt nhất cho bệnh nhân trẻ tuổi có viêm mũi nặng hoặc hen nhẹ xảy ra theo mùa hoặc đã phát hiện ra dị nguyên mà bệnh nhân vẫn phải làm việc, chung sống và sinh hoạt trong môi trường đó.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42