Chàng trai bị vỡ đôi tá tràng
Anh Trần Quan Bạc, 20 tuổi, ở Sóc Trăng, đau bụng dữ dội sau tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Anh Bạc được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hai tuần trước. Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp cho thấy bụng có nhiều dịch và hơi, máu tụ sau phúc mạc cạnh tá tràng, tụy, dày thành ruột non...
Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ổ bụng bệnh nhân có khoảng 800 ml máu loãng và 800 gram máu cục, tụ máu sau phúc mạc lan rộng xuống hố chậu hai bên và mạc treo ruột non. Tá tràng đoạn D1 vỡ 30% chu vi kèm dập nát môn vị, tá tràng D4 vỡ gần đứt đôi và có một mạch máu đang chảy. Bác sĩ đánh giá đây là trường hợp rất hiếm gặp.
Bệnh nhân cùng các y bác sĩ sau khi vượt qua cơn nguy hiểm. Ảnh: Thanh Phong.
Kíp mổ làm sạch máu trong bụng bệnh nhân, cắt bỏ hai đoạn tá tràng, hang môn vị dạ dày, lập lại lưu thông tiêu hóa bằng cách nối ruột non với dạ dày, nối ruột non với tá tràng... Trong 5 tiếng đồng hồ phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 5 đơn vị khối hồng cầu và 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh.
Các bác sĩ cho biết vỡ tá tràng là tổn thương ít gặp trong các loại chấn thương bụng kín, nguy cơ tử vong và biến chứng rất cao. Theo y văn, bệnh nhân chấn thương vỡ tá tràng tỷ lệ tử vong từ 16,7 đến 31%, nhất là khi đến bệnh viện trễ.Ngày 14/8, sức khỏe hồi phục tốt, bệnh nhân đang được chăm sóc điều trị tại viện.
Cửu Long
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42