Biến chứng ít biết của các cục máu đông
Các cục máu đông giúp cầm máu nhanh chóng khi cơ thể chẳng may bị thương hoặc chảy máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi những cục máu đông hình thành bất thường có thể gây đau tim, đột quỵ thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
1. Cục máu đông (huyết khối) là gì?
Cục máu đông có hình dạng như khối thạch giống như máu xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể: chân, tay, các động mạch, tĩnh mạch, phổi, bụng…
Cục máu đông có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc chảy máu giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều. Sau khi vết thương lành, các cục máu đông đa số tự vỡ và biến mất. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, do cơ thể không có khả năng tự giải quyết các cục máu đông nên dễ dẫn đến nguy cơ chúng được hình thành ở bên trong mạch máu. Tích tụ lâu dần sẽ gây nên nguy cơ ách tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…
Ngoài ra, số ít các trường hợp các cục máu đông cũng có thể đến một số bộ phận khác trong cơ thể như: thận, ruột và mắt…
Các cục máu đông được hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch hoặc trên da của cơ thể
2. Nguyên nhân xuất hiện cục máu đông
Các cục máu đông được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
-Do sự tiếp xúc giữa dòng máu với các chất ở thành mạch máu hoặc trên da. Đây cũng là biểu hiện khi thành mạch máu vỡ, bề mặt da bị tổn thương.
-Do các mảng xơ vữa trong các động mạch bị bong ra sẽ làm cho quá trình đông máu bị kích hoạt.
-Do dòng máu chảy một cách bất thường. Khi đó sự rung tâm nhĩ cùng với huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông (do có sự di chuyển chậm của máu)
3. Đối tượng nào có nguy cơ bị các cục máu đông?
-Bị béo phì có nồng độ Cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu, người bệnh ung thư.
-Bị các vấn đề tim mạch: hẹp mạch máu, giãn tĩnh mạch, rung nhĩ…
-Gia đình và người thân từng bị hình thành cục máu đông bất thường.
-Mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, COVID-19.
-Có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo.
-Người lười vận động, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia.
-Người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.
4. Những biểu hiện của cục máu đông
Giai đoạn đầu bệnh sẽ không có biểu hiện rõ nào, chỉ khi số lượng các cục máu đông tăng nhiều hơn hoặc ngăn chặn lưu lượng máu thì sẽ có các biểu hiện:
-Cơ thể luôn bị uể oải, mệt mỏi.
-Chân tay bị lạnh mặc dù thời tiết ấm
-Đau đầu và tê nhức, ngứa vùng tay, chân
-Đau cơ hoặc co thắt ở vị trí bị ảnh hưởng
-Các chi bị suy yếu
-Có sự thay đổi màu da ở vùng da có cục máu đông.
5. Các loại cục máu đông thường gặp
Thông thường, có ba loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, bao gồm huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE).
Huyết khối tĩnh mạch nông
Đây là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở gần bề mặt da thường gây ra các triệu chứng điển hình:
-Da trên tĩnh mạch bị bệnh bị đỏ tấy
-Sưng, đau kèm theo viêm da
-Cảm thấy cứng và đau ở tĩnh mạch bị ảnh hưởng
Cục máu đông tĩnh mạch sâu
Cục máu đông này được hình thành ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể thường là ở đùi, chân dưới hay xương chậu... Người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những triệu chứng:
-Một hay 2 chân có thể bị sưng, phù chân
-Sưng tấy, đỏ ở vùng da bị ảnh hưởng
-Ở chân và bắp chân xuất hiện những cơn đau quặn thắt.
-Có cảm giác nặng nề ở phần chân bị huyết khối
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những tình trạng y tế khẩn cấp cần được bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể biến chứng thành bệnh thuyên tắc phổi rất nguy hiểm
Thuyên tắc phổi (PE)
Thuyên tắc phổi là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây thường là biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Trong trường hợp này cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu bị vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây tắc nghẽn ở phổi.
6. Điều trị ngăn chặn quá trình đông máu
-Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để ngăn chặn tình trạng kết tập tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel ( Plavix ), Dipyridamole ( Persantine ), Prasugrel, Ticagrelor ( Brilinta )…
-Ngoài ra, một số loại thuốc chống đông máu có thể được sử dụng như: Apixaban ( Eliquis ), Dabigatran ( Pradaxa ), Edoxaban ( Savaysa ), Heparin, Warfarin ( Coumadin )…
Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông và kích hoạt protein phá vỡ các sợi tơ huyết fibrin: streptokinase, alteplase và tenecteplase… để điều trị các cơn đau tim và đột quỵ.
7. Ngăn ngừa các cục máu đông
Nên thể dục đều đặn hàng ngày để phòng bệnh
Có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách:
-Thể dục đều đặn thường xuyên
-Ăn uống lành mạnh. Xây dựng chế độ ăn với hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối thấp
-Kiểm soát huyết áp và cân nặng hợp lý
-Kiểm soát đường huyết và ngưng hút thuốc lá.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42