Ảo giác do mất ngủ
Nếu thiếu ngủ trầm trọng trong nhiều ngày, chỉ ngủ vài giờ đồng hồ vào ban đêm, bạn có thể xuất hiện ảo giác.
Một người đột nhiên mất ngủ hoặc thiếu ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ trong nhiều ngày gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần. Trường hợp không ngủ nhiều đêm liên tiếp có thể gây ra ảo giác. Ảo giác là nhận thức của con người về một sự vật hoặc hiện tượng không thực sự tồn tại. Ngoài ảo giác, người thiếu ngủ còn có thể gặp các triệu chứng như nhận thức chậm hơn, giảm khả năng chú ý, mất trí nhớ và thay đổi tâm trạng đột ngột.
Theo Viện khoa học thần kinh, Đại học Stanford (Mỹ), nếu thiếu ngủ trầm trọng, khoảng 80% người sẽ gặp ảo giác. Thiếu ngủ trầm trọng là tình trạng một người chỉ ngủ vài giờ đồng hồ vào ban đêm, mất ngủ trong nhiều ngày. Hầu hết người mất ngủ có thể xuất hiện ảo giác thị giác.
Người thiếu ngủ trong thời gian dài có thể xuất hiện ảo giác. Ảnh: Freepik
Tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Trong độ tuổi đang phát triển, trẻ nhỏ cần ngủ nhiều. Không ngủ đủ có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về hành vi, quá trình tăng trưởng, gặp ảo giác. Thanh thiếu niên là đối tượng dễ có nguy cơ mắc hội chứng giai đoạn ngủ muộn (rối loạn nhịp sinh học, khiến ngủ và thức dậy trễ hơn). Lứa tuổi này có thể khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngủ do giấc ngủ bị trì hoãn, thiếu thời gian tỉnh táo cần thiết để đi học.
Người trưởng thành không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm có thể do bận rộn với công việc gia đình, mất ngủ, mắc chứng ngủ rũ, khó thở khi ngủ. Người làm việc theo ca, tần suất làm việc căng thẳng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
Việc ngủ muộn và thức dậy quá sớm có thể dẫn đến mất ngủ tích lũy. Thanh thiếu niên mất ngủ tích lũy có thể thử chợp mắt hoặc ngủ nhiều hơn vào cuối tuần nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Các chuyên gia nhận định, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ với nhau. Giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, dẫn đến mất ngủ. Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực... phải đối mặt với nguy cơ mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường có ảo giác thính giác, nghe thấy âm thanh (giọng nói) không có thực. Những giọng nói này khiến người bệnh chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhằm tránh nguy cơ ảo giác do mất ngủ, mỗi người cần giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây thiếu ngủ, tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống lành mạnh. Người thiếu ngủ nên tự tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ, tránh uống cà phê, rượu... trước giờ lên giường. Ăn bữa tối hoặc ăn nhẹ trước 3 giờ khi chuẩn bị ngủ, tạo môi trường phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng mất ngủ, gặp ảo giác không cải thiện, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42