Viêm xoang – Polyp mũi: Các dấu hiệu và cách phân biệt
Polyp mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang. Hai căn bệnh đều có triệu chứng tương tự nhau. Dù là viêm xoang hay polyp mũi thì cũng cần nên phát hiện và điều trị đúng phác đồ, bệnh càng để lâu càng dễ xảy ra biến chứng.
Viêm xoang kéo dài lâu ngày, nếu không được kiểm soát hay điều trị triệt để thường tái phát nhiều lần và có nguy cơ biến chứng. Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe phải kể đến tình trạng viêm xoang polyp mũi.
BS Phan Quốc Bảo (Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) sẽ tư vấn giúp người bệnh có thể phân biệt rõ được 2 bệnh viêm xoang và polyp mũi để phòng và điều trị hiệu quả hơn.
1. Cách phân biệt viêm xoang và polyp mũi
1.1. Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý thể hiện tình trạng nhiễm trùng của lớp màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus hay tình trạng dị ứng dẫn tới phù nề, làm hẹp đường kính các lỗ xoang, dẫn tới các triệu chứng chảy mủ, ứ đọng dịch trong khoang mũi. Người bệnh có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
Hình ảnh về viêm xoang.
Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
Bệnh nhân có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
Ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
Sốt…
Mức độ bệnh viêm xoang
Viêm xoang cấp: Là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: Sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt... Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 - 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần.
Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm. Bệnh thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn.
1.2. Polyp mũi
Polyp mũi là một khối u lành tính, thường gặp trong hốc mũi, hình thành từ lớp niêm mạc của mũi và các xoang. Polyp mũi gây ra những triệu chứng giả tương tự như viêm xoang nên được gọi chung là polyp mũi xoang. Polyp mũi xoang có thể gây biến chứng hoặc làm nặng thêm các bệnh xoang, mũi khác.
Hình ảnh về poly mũi
Triệu chứng của polyp mũi xoang
Nghẹt mũi kéo dài, chảy nước mũi đặc, tắc mũi, giảm khứu giác, khó thở.
Nước mũi chảy xuống họng tạo đờm vàng xanh.
Nặng tức ở trán hoặc mặt, ngủ ngáy, đau đầu,..
Với một số trường hợp hiếm gặp, polyp mũi quá lớn có thể làm biến đổi phần nào hình dạng khuôn mặt.
Mức độ viêm xoang polyp mũi
Polyp mũi độ 1: Kích thước khối polyp rất nhỏ, không thể theo dõi bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận biết khi nội soi mũi xoang. Lúc này Polyp chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Polyp mũi độ 2: Khối Polyp phát triển nhanh và lớn hơn, người bệnh hoàn toàn có thể theo dõi bằng mắt thường khi sử dụng đèn soi vào trong khoang mũi.
Polyp mũi xoang độ 3: Khối Polyp trở nên to hơn, che lấp một phần hốc mũi, cản trở không khí lưu thông trong khoang mũi, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi phải thở bằng mũi thông thường. Có thể quan sát được hình dạng hay kích thước khối Polyp trong mũi.
Polyp mũi độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, khối polyp phát triển lấp kín hết hốc mũi. Khi đó có thể thấy khối polyp trở nên cứng đục, dễ dàng quan sát từ ngay bên ngoài mũi.
2. Khi nào cần đi khám viêm xoang và polyp mũi?
Khi thấy các dấu hiệu viêm xoang, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc, hút rửa mũi xoang, xông mũi, phẫu thuật...
Viêm xoang Polyp mũi sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được điều trị sớm, vì thế việc thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như hướng điều trị là điều hoàn toàn cần thiết.
Trong những trường hợp bệnh nhân có cơ địa bẩm sinh bị viêm mũi dị ứng hay viêm xoang cấp tính có kèm theo cảm giác bất thường thì nên thăm khám sớm.
Người bệnh nên đi khám viêm xoang Polyp mũi khi gặp các trường hợp:
Bị khó thở nghiêm trọng hoặc không thể thở được.
Tình trạng viêm xoang trở nên tồi tệ.
Giảm thị lực rõ rệt, gặp các vấn đề về thị giác, mắt kém linh hoạt.
Sưng tấy vùng mắt và cơ mặt bị biến dạng.
Sốt cao liên tục, kèm theo đó là biểu hiện đau đầu và chóng mặt.
So sảnh giữa viêm xoang và poly mũi.
3. Khi nào cần phẫu thuật viêm xoang và polyp mũi?
Những người có vấn đề về xoang mãn tính không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa cũng như đã thay đổi lối sống nhưng không có tiến triển bệnh thì cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thực hiện phẫu thuật xoang. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là phẫu thuật mũi xoang nội soi.
Các trường hợp được phẫu thuật mũi xoang nội soi là:
Viêm mũi xoang mạn tính.
Polyp mũi.
Điều trị nội khoa thất bại.
Tái phát từ 4 lần trở lên trong năm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và lao động.
Viêm mũi xoang cấp tính có biến chứng.
4. Cách chữa viêm xoang và polyp mũi
4.1. Chữa bệnh viêm xoang
Điều trị bằng nội khoa: Điều trị viêm mũi xoang bằng nội khoa chủ yếu áp dụng cho những trường hợp viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng dị ứng hoặc thuốc co mạch chống xuất tiết.
Điều trị bằng phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chữa viêm xoang cho các trường hợp sau đây:
Điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh xoang kéo dài và dai dẳng không dứt.
Phát hiện những tổn thương, bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, lệch vách ngăn mũi,…
Bệnh đã gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như chèn vào dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang là phương pháp được áp dụng phổ biến.
4.2. Chữa polyp mũi
Điều trị bằng nội khoa: Sử dụng thuốc.
Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ có thể dùng phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Các phẫu thuật được thực hiện tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp, bao gồm: Phẫu thuật cắt polyp mũi, phẫu thuật nội soi xoang.
Cắt polyp: Đối với các polyp nhỏ và đơn độc, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ bằng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc (microdebrider). Sau khi tiến hành cắt polyp mũi, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi phải dùng đến thuốc kháng sinh và cả thuốc corticosteroid đường uống để hỗ trợ điều trị.
Nội soi xoang: Là một kỹ thuật rộng hơn, không chỉ cắt polyp mà còn giúp mở cả phần xoang, nơi các polyp mũi hình thành. Nếu xoang bị nghẹt và viêm thì cần mở rộng thêm cả hốc xoang. Phương pháp này chỉ thực hiện rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ nhanh chóng lành lại và ít gây đau đớn khó chịu hơn so với các kiểu phẫu thuật khác.
Ngay cả khi được điều trị triệt để thì bệnh polyp mũi vẫn thường có khả năng cao tái phát lại. Do đó, bệnh nhân cần thường xuyên khám định kỳ và chú trọng giữ gìn sức khỏe.
5. Cách phòng ngừa viêm xoang và polyp mũi
5.1. Phòng ngừa bệnh viêm xoang
Sử dụng một số vật dụng bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh hoặc giao mùa như khẩu trang, áo khóa, mũ, khăn choàng…
Hạn chế tiếp xúc với những vùng có nhiều khói bụi, chất thải, khí hôi hay khói thuốc lá.
Tránh để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của quạt hay máy lạnh khi nằm ngủ hoặc khi ngồi làm việc.
Khi tắm hoặc đi bơi, nếu không may bị nước chảy vào lỗ mũi hoặc tai cần nhanh chóng xử lý và xử lý đúng cách để tránh làm tổn thương đến vùng xoang.
Chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc gây ngứa mũi.
Tăng cường vận động cơ thể để tăng sức đề kháng cũng như cải thiện sức bền của cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng.
Khi xuất hiện một số triệu chứng như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi,... cần đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng.
Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm xoang và poly mũi.
5.2. Phòng ngừa polyp mũi
Polyp mũi có thể là bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình trưởng thành. Có thể phòng ngừa tuyệt đối được polyp mũi và giảm thiểu nguy cơ phát triển hoặc tái phát bệnh bằng các biện pháp như:
Kiểm soát các bệnh hen phế quản và dị ứng.
Tránh xa môi trường có các chất kích thích mũi, các chất có khả năng gây viêm hoặc kích ứng mũi và xoang như khói thuốc, bụi…
Dùng xà phòng để vệ sinh tay thường xuyên nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây viêm mũi và xoang.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và xoang hàng ngày nhằm giảm viêm trong mũi cũng như làm khô chất nhầy đang gây nghẹt mũi, đồng thời làm chậm quá trình sản sinh chất gây viêm adiponectin trong cơ thể.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch: Ngủ đủ giấc, áp dụng chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02