U phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng điều trị
Nam giới sau 40 tuổi, tuyến tiền liệt thường có khuynh hướng phát triển bất thường nhưng hầu như là phì đại lành tính.
Tiền liệt tuyến (TLT) chỉ có ở nam giới. TLT là một tổ chức nhỏ bao quanh niệu đạo, nặng khoảng từ 15 đến 20gr, nằm ở đáy bàng quang, phía sau xương mu và trước trực tràng. Chức năng chính của tuyến là sản xuất ra chất dịch - làm môi trường vận chuyển tinh trùng và tạo thành tinh dịch.
Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (hay u xơ tiền liệt tuyến) không phải là bệnh lý ác tính, mà là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. U xơ tuyền liệt tuyến nhìn chung thường bắt đầu vào độ tuổi trung niên ở người đàn ông, tiến triển từ từ và thường chỉ gây ra triệu chứng sau 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Sự phát triển bất thường của tuyến vừa làm suy giảm chức năng của tuyến vừa gây chèn ép niệu đạo, làm cản trở sự lưu thông của nước tiểu khi qua niệu đạo.
Tiền liệt tuyến (TLT) chỉ có ở nam giới. TLT là một tổ chức nhỏ bao quanh niệu đạo, nặng khoảng từ 15 đến 20gr, nằm ở đáy bàng quang, phía sau xương mu và trước trực tràng. Ảnh minh họa
U xơ TLT có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (đái khó, tia nước tiểu yếu, đái dắt, đái đêm nhiều lần…).
Dấu hiệu bị u phì đại tiền liệt tuyến
Trên thực tế, không rõ có mối liên quan giữa rối loạn tiểu tiện với kích thước của tiền liệt tuyến. Có người bệnh u nhỏ dưới 30gram nhưng lại có những rối loạn tiểu tiện rất nặng, ngược lại, có người bệnh u trên 100gram mà không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện ở mức độ vừa phải.
Khi bị u phì đại tiền liệt tuyến, người bệnh thấy các dấu hiệu sau:
- Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Đi tiểu phải rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, đái bị tắc xong lại đái tiếp, đi tiểu rất lâu... và nặng hơn có thể bị bí đái hoàn toàn.
- Hội chứng kích thích: luôn luôn có cảm giác rất mót đái, đái không hết, dễ bị đái són, có nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm…
Tiền liệt tuyến gây ra biến chứng gì?
- Mắc chứng tắc nghẽn đường tiểu do u to, chèn ép vào đường niệu đạo làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh
-Viêm đường tiết niệu, viêm đài bể thận khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính.
- Chuyển thành ung thư tiền liệt tuyến, nếu ung thư TLT được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều.
- Tổn thương bàng quang, sỏi bàng quang: Sỏi có thể gây nhiễm trùng, kích ứng bàng quang, tiểu ra máu và cản trở dòng chảy của nước tiểu. Bàng quang tồn đọng có thể bị căng và lâu dần trở nên suy yếu.
U xơ tiền liệt tuyến có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào.
Điều trị và các biện pháp phòng tránh tiền liệt tuyến
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khám TLT qua đường hậu môn. Siêu âm TLT (có 2 phương pháp là siêu âm bằng đầu dò thông thường và siêu âm bằng đầu dò qua đường hậu môn. Cả 2 phương pháp này đều cho phép đánh giá được hình thể, khối lượng, mật độ của tiền liệt tuyến). Việc siêu âm còn đo được lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh.
Thế nhưng không phải bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến đều phải điều trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và khối lượng của TLT.
Điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng khi tiền liệt tuyến quá to. Nếu không sử dụng được bằng phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc u xơ tiền liệt tuyến. Ngoài ra có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác như: không dùng thuốc, ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hàng ngày.
Để hạn chế bệnh, cần thực hiện:
- Uống đầy đủ nước, nhất là mùa hè, uống cả khi không khát. Cố gắng 2 lít/ngày.
- Tập các bài tập tăng cường sức cho thành chậu, bàng quang.
- Hãy đi tiểu ngay khi bạn muốn.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
- Gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy tình trạng tồi tệ hơn như không đi tiểu được, tiểu buốt, tiểu ra máu, sốt…
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02