Sa trực tràng dễ nhầm với bệnh gì? Ai hay bị sa trực tràng?
Trực tràng là đoạn ngay trước hậu môn, dài khoảng 20 cm. Trực tràng có thể bị sa ra ngoài là khi trượt ra khỏi lớp niêm mạc hoặc trượt toàn bộ ra ngoài lỗ hậu môn. Vì sao lại bị sa trực tràng? Ai hay bị sa trực tràng?
Trực tràng là đoạn ngay trước hậu môn, dài khoảng 20 cm. Trực tràng có thể bị sa ra ngoài là khi trượt ra khỏi lớp niêm mạc hoặc trượt toàn bộ ra ngoài lỗ hậu môn. Bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi, mức độ sa sẽ tăng dần theo thời gian.
Khi bị sa trực tràng, người bệnh có thể nhận thấy phần trực tràng lồi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện sau đó có thể tự động co trở lại ống hậu môn hoặc có thể được đẩy lên bằng tay.
Sa trực tràng dễ nhầm với bệnh trĩ
Khi bị sa trực tràng, người bệnh có thể nhận thấy phần trực tràng lồi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện sau đó có thể tự động co trở lại ống hậu môn hoặc có thể được đẩy lên bằng tay. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm với bệnh trĩ.
Tình trạng sa trực tràng gây khó chịu cho người bệnh, nhưng hiếm khi dẫn đến tình trạng cấp cứu. Tuy nhiên, người bệnh thường có tâm lý ngại ngùng, thường chịu đựng bệnh mà không đi điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao bị sa trực tràng?
Có nhiều nguyên nhân gây sa trực tràng gồm:
- Táo bón kéo dài.
- Phải rặn khi đi tiểu.
- Hệ thống cơ vùng sàn chậu yếu, cơ thắt hậu môn yếu.
- Sự tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài: phì đại lành tính tuyến tiền liệt, xơ gan,
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Các vấn đề bất thường về cấu trúc các dây chằng giữ trực tràng bởi các cơ quan xung quanh.
Triệu chứng sa trực tràng
- Cảm giác có khối phồng ở hậu môn.
- Cảm thấy đau và khó chịu vùng bụng dưới, bên trái.
- Cảm giác đại tiện không hết phân.
- Thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc phải rặn khi đi đại tiện.
- Rối loạn tiêu hóa, không kiểm soát được việc đại tiện, tiêu chảy …
- Khám thấy khối lòi ra ngoài hậu môn ở các mức độ theo phân loại
Ai hay bị sa trực tràng?
Những người dưới đây có khả năng dễ bị sa trực tràng:
- Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần nam giới, hầu hết phụ nữ bị bệnh đều ở độ tuổi ngoài 60.
- Nam giới bị sa trực tràng thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn phụ nữ, từ 40 tuổi trở xuống.
- Trẻ em dưới 3 tuổi cũng có thể mắc bệnh sa trực tràng.
Sa trực tràng có mấy loại?
- Sa không hoàn toàn: đã bị sa, nhưng không lòi ra ngoài hậu môn.
- Sa niêm mạc: là niêm mạc của trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn.
- Sa hoàn toàn: toàn bộ khối trực tràng bị lồi ra ngoài qua hậu môn, còn được khối là sa toàn bộ.
Tóm lại: Bệnh trực tràng bị sa không thể tự khỏi, mức độ sa sẽ tăng dần theo thời gian. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng thậm chí đến vài năm. Nếu được chẩn đoán sa trực tràng, có thể lựa chọn trì hoãn điều trị nếu các triệu chứng nhẹ và không bị cản trở nhiều về chất lượng cuộc sống. Việc điều trị sa trực tràng gồm các phương pháp: điều trị không dùng thuốc, điều trị có dùng thuốc và phẫu thuật tùy theo từng loại sa trực tràng
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02