Rối loạn mỡ máu và cách phòng ngừa
Bệnh rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu là thuật ngữ chỉ tình trạng mỡ trong máu tăng cao. Người ta dùng từ "rối loạn" là do mỡ máu có hai dạng chính là cholesterol và triglyceride.
Cholesterol được phân ra chủ yếu làm hai loại là cholesterol "xấu" và "tốt". Cholesterol "tốt" khi chúng giúp vận chuyển bớt mỡ trong nội tạng, mỡ trong thành mạch máu. Cholesterol "xấu" khi chúng đến tạo thành lớp mỡ tại các nội tạng hoặc tạo thành mảng xơ vữa trong thành động mạch.
Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm?
Mặc dù rối loạn mỡ máu là bệnh lý rất phổ biến, nhưng lại không có triệu chứng rõ rệt, nên thường bệnh chỉ phát hiện được khi bệnh nhân tình cờ được làm xét nghiệm máu.
Từ rối loạn mỡ máu không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa như nhồi máu cơ tim cấp, bệnh động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, béo phì… Khi đó, những triệu chứng của những bệnh lý này sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng và để lại nhiều hậu quả nặng nề, có thể dẫn đến tử vong.
Rối loạn mỡ máu không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh lý tim mạch
Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn mỡ máu?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rối loạn mỡ máu là do chế độ ăn uống và lối sống của con người. Với những người ăn quá nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thức ăn rán, chiên phải sử dụng nhiều dầu mỡ. Những người ít vận động dẫn tới tình trạng béo phì làm tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Hoặc người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.
Một số trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, thể hình gầy nhưng vẫn bị rối loạn lipid máu chủ yếu do di truyền trong gia đình.
Ngăn ngừa bệnh như thế nào?
Để ngăn ngừa bệnh rối loạn mỡ máu, ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Trong đó, chế độ ăn là rất quan trọng. Trên thực tế, khi can thiệp vào chế độ ăn còn có thể giúp giảm lipid máu một cách tự nhiên mà chưa cần dùng thuốc (đối với trường hợp rối loạn mỡ máu nhẹ).
Thực phẩm nên ăn: Ăn nhiều hoa quả, chất xơ. Nên ăn rau luộc hoặc nấu canh, hạn chế ăn rau xào, các loại ra, quả tốt cho người bị bệnh rối loạn mỡ máu là: giá đỗ, táo, đậu phộng, vừng, bí đao, nấm hương, lá sen, mộc nhĩ đen, khoai tây nướng, quả việt quất, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cam, chanh…
Ăn thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da. Sử dụng các loại dầu thực vật không bão hòa: dầu oliu, dầu đậu nành… Nên ăn cá béo nhiều dầu ít nhất 2 lần/tuần như cá hồi… vì có chứa hàm lượng omega 3, 6, 9 cao rất tốt trong việc loại bỏ bớt cholesterol "xấu".
Ăn nhiều hoa quả, chất xơ sẽ giúp phần giảm rối loạn mỡ máu.
Thực phẩm không nên ăn: Không ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas. Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá vì chúng góp phần nguy cơ tạo ra các mảng xơ vữa động mạch trong máu. Không nên ăn những thức ăn từ mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, sữa béo, phomat, nội tạng, da gà (vịt), óc lợn, da gà hay chân giò… và hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ. Không ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, bơ động vật. Hạn chế chiên, nướng thị, cá mà thay vào đó là hấp hoặc luộc
Ngoài ra, nên tạo thói quen thường xuyên tập thể dục như: đi bộ khoảng 30 phút/ngày ít nhất 5 ngày trong tuần. Tập đủ mạnh và và ra mồ hôi vừa để đốt đi lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc 6 tháng - 1 năm/lần để tầm soát bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02