Nhận biết bệnh tiêu hóa theo vị trí đau bụng
Những bệnh đường tiêu hóa như đau ruột thừa, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích… gây ra cơn đau ở những vị trí khác nhau trên bụng.
Có 2 loại đau bụng, một là nhóm đau bụng cấp tính, một nhóm khác là đau bụng mạn tính. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau bụng xảy ra ở nhiều vị trí như ngực giữa, vùng trên rốn, quanh rốn hoặc dưới rốn. Cơn đau có thể lan rộng, cục bộ hoặc có cảm giác như chuột rút.
Nếu bạn cảm thấy đau quặn hoặc khó chịu ở dạ dày, nguyên nhân có thể do đầy hơi hoặc táo bón. Trong nhiều trường hợp đau bụng là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, viêm nhiễm, tắc ruột, rối loạn đường ruột, các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan trong bụng.
Đau bụng dưới, đau quanh vùng chậu: Đau bụng liên quan đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ ảnh hưởng đến vùng bụng dưới rốn, quanh vùng chậu. Ngoài ra, các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, trào ngược axit, nôn mửa... cũng ảnh hưởng chủ yếu đến 2 khu vực này.
Đau bụng dưới bên trái: Xảy ra trong các trường hợp người bệnh mắc bệnh crohn, ung thư đường tiêu hóa, viêm ruột thừa. Trong trường hợp này phần bụng trên bên trái đau âm ỉ và trở nên cứng hơn, cơn đau tăng nặng khi chạm vào. Một số ít trường hợp, đau bụng dưới bên trái xuất phát từ bệnh viêm loét đại tràng, trực tràng hoặc bệnh sỏi tiết niệu.
Đau bụng dưới bên phải: Đau bụng ở vùng này do viêm ruột thừa, đầy hơi, chướng bụng. Đối với cơn đau bụng trên bên trái, người bệnh nên cảnh giác với viêm gan.
Đau bụng dưới bên phải có thể do đầy hơi, chướng bụng. Ảnh: Freepik
Đau dữ dội toàn vùng bụng: Cơn đau toàn vùng bụng thường liên tục và dữ dội. Nó xảy ra do vỡ nội tạng, đau hoặc vỡ ruột thừa, viêm ruột thừa. Các bệnh như sỏi thận, sỏi túi mật cũng gây nên những cơn đau tương tự.
Đau một vùng rồi lan khắp vùng bụng: Cơn đau này xuất phát gần rốn, sau đó lan dần dần khắp vùng bụng. Những cơn đau như vậy thường xảy ra do các bệnh tiêu hóa như: cúm dạ dày, chấn thương vùng vụng, hội chứng ruột kích thích. Trong một số trường hợp, cơn đau do viêm ruột thừa cũng lan rộng khắp vùng bụng.
Đau bụng trên bên trái: Cơn đau ở bộ phận này thường xuất hiện âm ỉ cảnh báo dạ dày đang hoạt động không ổn định. Đi kèm với cảm giác âm ỉ, người bệnh sẽ cảm thấy bụng nóng kèm theo ợ chua, đầy hơi. Đau bụng trên bên trái, biểu hiện từng cơn còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lá lách to, táo bón, chất thương bụng và viêm tụy.
Đau quanh rốn: Đau quanh rốn báo hiệu nhiều loại bệnh tiêu hóa khác nhau như khó tiêu, thoát vị, táo bón, viêm dạ dày ruột, sỏi mật, cũng có thể là nhiễm khuẩn HP.
Táo bón: Cơn đau quanh rốn do táo bón là cơn đau nhói từng cơn, chuột rút. Thói quen đi tiêu của người bị táo bón giảm còn dưới 3 lần mỗi tuần.
Thoát vị: Thoát vị gây đau quanh rốn, đau bụng dưới và gây sưng bụng.
Bệnh Crohn: Bệnh này gây đau nhẹ hoặc dữ dội ở bất kỳ phần nào của bụng, trong đó tập trung nhiều ở khu vực quanh rốn.
Viêm ruột thừa cũng gây ra những cơn đau bụng quanh rốn. Đặc điểm chính của cơn đau này là đau quặn bụng, từng cơn kèm theo các triệu chứng khác như khó tiêu, nôn mửa.
Nhiễm khuẩn HP: Đau quanh rốn trong trường hợp này thường âm ỉ hoặc nóng rát, buồn nôn, nôn, đầy bụng và khó tiêu.
Sỏi mật: Sỏi mật gây ra cơn đau quanh rốn kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều trường trường hợp này.
Ngoài ra, cơn đau tập trung ở vùng bụng dưới xảy ra do tắc ruột và viêm ruột thừa. Đau toàn bộ vùng bụng trên xảy ra do tắc ruột và viêm gan. Trong một số trường hợp, đau bụng giữa cảnh báo người bệnh mắc viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột hoặc chấn thương bụng.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02