Người đàn ông bệnh gout đi bộ xuyên Việt
Người đàn ông bệnh gout đi bộ xuyên Việt
4h chiều mỗi ngày, ông Trần Ngọc Công 66 tuổi, mang giày và bắt đầu chạy vòng quanh hồ Linh Đàm, Hà Nội. Dáng vẻ khỏe khoắn nhanh nhẹn, không ai nghĩ người đàn ông này từng khổ sở vì căn bệnh gout hành hạ gần 10 năm.
Đầu năm 2009, mu bàn chân ông Công sưng và đau. Nghĩ mình bị bong gân, ông đi bấm huyệt. Được vài ngày, bàn chân sưng tấy, nóng đỏ, không thể đi lại được. Đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán ông bị gout, chỉ số axit uric trong máu trên 600 µmol/l.
"Tôi đi khám khắp nơi, ai giới thiệu cách chữa bệnh đều làm theo. Lúc đầu, toa thuốc được bác sĩ kê giúp bớt đau nhưng càng phụ thuộc vào thuốc, tôi cảm thấy cơ thể bị đau nặng hơn", ông nói.
Ngoài việc kiêng cữ khi ăn uống, ông Công uống thuốc Tây y kết hợp Đông y kiềm chế cơn đau. Việc uống nhiều thuốc khiến ông lo lắng chức năng gan, thận suy giảm. Dành nhiều thời gian tìm hiểu về gout, ông Công tìm cách chữa bệnh cho mình mà không dùng đến thuốc.Những cơn đau ngày càng tăng, lan sang các khớp xương, mắt cá đến đầu ngón chân. Việc thừa axit uric tạo thành những mảng canxi bám chặt vào các khớp xương khiến mọi cử động đều khó khăn. Từ người vui vẻ, trầm tính, ông trở nên nóng tính, khó chịu.
"Biết bệnh của mình do thừa chất, nếu không thể dùng thuốc tống ra, tôi sẽ loại bỏ chúng qua đường mồ hôi", ông nói.
Nghĩ sao làm vậy, ông Công mua giày và lao vào tập thể dục. Hằng ngày, ông đạp xe hơn 10 km, sau đó chuyển qua bơi 1-2 km. Được một thời gian, cảm thấy dưỡng sinh, chạy xe, bơi lội "không ăn thua", ông quyết định lập kế hoạch đi bộ xuyên Việt, mặc người nhà can ngăn.
Đầu năm 2017, ông bắt đầu hành trình từ Lạng Sơn và đích đến là mũi Cà Mau. Mang vài bộ đồ, nước, hơn 20 triệu đồng trong thẻ ATM, ông xách ba lô và lên đường.
Từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), ông Công di chuyển trên quốc lộ 1A, có lúc đi đường ven biển hay những con đường nhỏ trong xã để đảm bảo an toàn và được ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp. Mỗi ngày, ông đi khoảng 35 đến 50 km tùy thời tiết và sức khỏe.
Nhiều khi đi trên đèo và quốc lộ vắng vẻ, ông cố đi nhanh, không dám dừng ăn để tránh trời tối, có lúc quá mệt nên không thể ăn uống được gì. Ngày nào ông cũng cố đi hết chặng đường dự kiến dù mỏi mệt đến đâu.Những ngày rong ruổi trên đường, ông Công gặp không ít nguy hiểm. Khi đi đến tỉnh Thanh Hóa, ông bị xe máy tông trúng nhưng may mắn chỉ xây xát nhẹ. Lúc này, bàn chân đã sưng tấy, không thể di chuyển, ông đành nghỉ 5 ngày chờ vết thương hồi phục. Trên đèo Cổ Mã (Khánh Hòa), ông bị kẻ xấu trấn lột hết tiền mặt. Ở Bình Dương, ông bị hai thanh niên đi xe máy tông phía sau lưng.
"Hôm phải đi bộ dưới trời nắng rát cả ngày, hôm thì lại gặp mưa ướt sũng. Chân mỏi nhừ và đau, nhiều ngày vừa đi vừa lết nhưng tôi không bỏ cuộc. Tối nghỉ ngơi tới sáng lại hồi phục", ông nhớ lại.
Sau 76 ngày, ông Công có mặt ở mũi Cà Mau. Sau đó, ông cùng những người bạn tại đây đi "phượt" bằng xe máy qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 4 ngày sau, ông Công quay lại TP HCM và lên máy bay về Hà Nội, kết thúc chặng đường gần 2.500 km.
Sau chuyến đi, các cơn đau gout thuyên giảm dần, xương khớp không cảm thấy nhức mỏi, tâm trạng vui tươi cởi mở hơn, ông biết mình đã đi đúng hướng.
Không từ bỏ, ông lấy rượu thuốc bóp, mấy ngày sau đỡ sưng lại tiếp tục chạy, kéo dài cự ly lên 7 km. Bên cạnh đó, ông cũng tìm hiểu và thực hành cách thở nhịp, tư thế chạy và tiếp đất, chạy bước nhỏ và tự điều chỉnh giảm lực tác động lên các khớp để tránh chấn thương.Trở lại Hà Nội, ông chạy marathon để nâng cường độ tập luyện. Những ngày đầu tiên, ông đều chạy 5 km, bàn chân lúc này sưng tấy, cử động đầu gối kêu "cọt kẹt", khó chịu. Bác sĩ chẩn đoán khớp gối khô dịch, lão hóa, khuyên ông ngừng vận động mạnh, chỉ đi bộ nhẹ nhàng.
Những tuần tiếp theo, ông hoàn thành quãng đường 10 km và tăng lên 20 km sau đó vài tuần. Ông sút cân hơn 10 kg nhưng sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Gần một năm tập luyện, ông đăng ký chạy giải marathon diễn ra hồi tháng 4 ở Hưng Yên. Sau nhiều nỗ lực cố gắng, ông hoàn thành cự ly 21 km với thời gian 2 giờ 50 phút, đứng vị trí 600 trong số 1.000 người chạy.
Từ khi chạy bộ mỗi ngày, ông Công không còn uống thuốc trị bệnh gout và kiêng cữ ăn uống như trước đây. Những bệnh về hô hấp và tiêu hóa cũng biến mất. Chỉ số axit uric trong máu giảm còn 400 µmol/l, cân nặng duy trì ở mức 63-65 kg. Ông Công hiện luyện tập để chinh phục mục tiêu chạy marathon ở cự ly 42 km.
"Mỗi người có cơ địa khác nhau nên tôi không dám khẳng định chạy bộ sẽ hết bệnh gout, nhưng riêng tôi đã không cần dùng thuốc trong hai năm qua", ông nói.
Cẩm Anh
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02