Mù mắt do đeo kính áp tròng khi tắm
Sau một lần tắm quên tháo kính áp tròng, Nick Humphreys, 29 tuổi, Mỹ, bị nhiễm ký sinh trùng làm mù mắt.
Nick Humphreys bị cận từ năm 4 tuổi và bắt đầu sử dụng kính áp tròng vào năm 2013. Từ đó, anh có sở thích đeo kính áp trong bất kể nơi đâu, kể cả khi ra sân chơi thể thao.
Một buổi sáng năm 2018, sau khi đến phòng tập, Nick tắm và quên không tháo kính áp tròng khi tắm. "Tôi không thấy bất cứ cảnh báo nào liên quan đến việc không được sử dụng kính áp tròng khi tắm. Các bác sĩ khoa mắt cũng không cảnh báo tôi những điều này", anh cho biết.
Nick Humphreys.
Vài ngày sau đó, Nick nhận thấy mắt phải đã xuất hiện một vết xước, thoạt đầu nghĩ do kính áp tròng của mình bị trầy. Một tuần tiếp theo, anh hạn chế sử dụng điện thoại và máy tính, giảm độ sáng màn hình thấp nhất có thể và thường xuyên nhỏ thuốc mắt nhưng tình hình nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ khám kết luận anh đã bị loét mắt, chuyển đến Bệnh viện Royal Shrewsbury để điều trị. Ở đây, các chuyên gia xét nghiệm và xác định anh mắc hội chứng viêm nhiễm giác mạc liên quan đến ký sinh trùng hiếm gặp (Acanthamoeba keratitis - AK) ở mắt phải.
Sau khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để khử trùng trong ba tuần, tình hình có vẻ khả quan hơn. Thế nhưng chỉ hai tháng sau, mắt phải anh mất thị lực hoàn toàn. "Tôi đang lái xe và mọi thứ tối sầm lại. Tôi không biết xoay sở thế nào để không gặp tai nạn", Nick kể lại.
Anh đến Trung tâm Mắt Birmingham and Midland, bác sĩ cho thuốc nhỏ mắt cường độ mạnh nhỏ liên tục kể cả ngày lẫn đêm. Sáu tháng sau, anh được đề nghị phẫu thuật liên kết ngang giác mạc, phương pháp này chỉ sử dụng để điều trị keratoconus (những bệnh về mắt bị phồng do sự mỏng bất thường của giác mạc). Các bác sĩ sử dụng tia UV và vitamin B2 để làm cứng giác mạc, giúp các sợi trong giác mạc dính chặt hơn.
Vài tháng sau, đã loại bỏ được hoàn toàn nhiễm trùng nhưng mắt phải anh vẫn bị mù. Các bác sĩ tiến hành ghép màng ối vào giác mạc phải để bảo vệ mắt của anh và giúp vết thương nhanh lành. Anh tiếp tục được phẫu thuật lần nữa vào tháng 12/2018 để cải thiện đôi mắt mình. Tuy nhiên, mắt phải vẫn không thể lấy lại thị lực.
Dụe kiến ngày 15/8, Nick sẽ ghép giác mạc được hiến tặng từ một người đã khuất, thay cho giác mạc cũ bị tổn thương. "Nếu mắt tôi trở lại bình thường, tôi sẽ không sử dụng kính áp tròng một lần nào nữa", Nick tiết lộ.
Thống kê của YouGov tại Anh cho biết, 56% người sử dụng kính áp tròng trên 12 tiếng một ngày, 54% người đeo cả khi đi ngủ hoặc tắm, 47% trong số đó có thói quen đeo khi đi ngủ. Khoảng 15% người tham gia khảo sát cho biết họ hay liếm kính áp tròng để làm sạch thay vì dùng nước rửa chuyên dụng và 2% sử dụng kính chung với nhiều người khác.
Nick chia sẻ: "Nếu tôi biết việc đeo kính áp tròng khi tắm nguy hiểm như thế này thì đã không sử dụng chúng từ lúc đầu. Từ một người luôn đến phòng tập và chơi bóng mỗi ngày, bây giờ tôi ở nhà trong sáu tháng qua và dường như mất hết nghị lực để sống tiếp vì đôi mắt của mình".
Đăng Như (Theo Foxnews)
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02