7 cách kiểm tra sức khỏe tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Nếu nghi ngại sức khỏe của mình có vấn đề và chưa kịp đến viện khám, bạn hãy thử tự kiểm tra ngay tại nhà bằng 7 cách đơn giản đơn giản sau đây.
1. Đột quỵ mất trí nhớ
Bạn nâng một chân lên sao cho đùi song song với sàn nhà. Nếu bạn có thể đứng như thế hơn 20 phút, điều đó chứng tỏ bạn ít có nguy cơ đột quỵ hay phát bệnh mất trí nhớ.
Nếu bạn không thể duy trì thăng bằng trên một chân, đó có thể là dấu hiểu các mạch máu trong não có vấn đề.
2. Thiếu máu.
Nếu màu của mí mắt là hồng, thì sức khỏe của bạn tốt. Nếu màu mí mắt của bạn hồng nhạt thậm chí là vàng nhạt có thể bạn đã bị thiếu máu,
3. Mất cân bằng hóc-môn và thiếu nguyên tố vi lượng
Hàng ngày, chúng ta rụng từ 50-100 sợi tóc. Tuy nhiên nếu tóc rụng nhiều hơn thì bạn cần đi khám. Tóc thường thưa dần do sự mất cân bằng hóc-môn hoặc thiết hụt dưỡng chất. Các triệu chứng này không nên bị phớt lờ.
4. Hội chứng ống cổ tay
Bạn nâng hai tay lên sao cho cẳng tay song song với mặt. Dùng các đầu ngón tay cố gắng vươn sâu vào lòng bàn tay. Nếu bạn có thể làm như vậy trong 1-2 phút, thì nghĩa là bạn không mắc chứng này. Nhưng nếu bạn cảm thấy tê mỏi, ngứa ran, thậm chí đau cổ tay và ngón tay, thì đó là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.
Căn bệnh này xuất hiện khi các mô lân cận đè lân dây thần kinh giữa. Tình trạng tê và đau nhức sẽ nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
5. Tiểu đường
Bạn nhờ 1 người một cây bút chì có kèm cục tẩy ở một đầu. Họ sẽ lần lượt dùng đầu nhọn của bút chì quệt vào chân bạn, rồi lại dùng cục tẩy cạ vào chân bạn. Cứ lặp lại như thế.
Nếu bạn không phân biệt được rõ khi nào là cục tẩy khi nào là đầu bút, nghĩa là đầu mút thần kinh ở chân bạn không hoạt động hợp lý. Mất đi độ nhạy cảm là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
6. Bệnh động mạch
Nằm trên sàn, hai chân đặt lên tường tạo thành góc nghiêng 45° so với sàn nhà và giữ vậy trong vài phút. Nếu bàn chân và ngón chân bạn tái nhợt (gần như trắng), đó là dấu hiệu máu lưu thông kém.
Các động mạch ngoại biên mang máu tới các chi. Khi động mạch bị tắc, các cơ bắp sẽ không nhận đủ oxi, gây ra các triệu chứng như tê mỏi, đau nhức...
Tình trạng này gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) và sẽ rất khó nhận ra các triệu chứng khi bệnh mới chớm. Nếu không được điều trị, PAD có thể dẫn tới đau tim và đột quỵ
7. Bệnh tim phổi
Bạn đi bộ từ tầng 1 đến tầng 3 với tốc độ bình thường, nếu không thấy thở gấp, tức ngực, khó thở thì chứng tỏ chức năng tim phổi khá tốt. Còn ngược lại, nếu bạn cảm thấy rất mệt như “hết hơi”, cần chú ý tim, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương.
Nếu vượt qua cả 7 bài kiểm tra này thì xin chúc mừng, bạn khá là khỏe mạnh và không mắc các bệnh tiềm năng nguy hiểm. Tuy nhiên những mẹo này không thể thay thế kết quả kiểm tra của bác sĩ. Nếu xuất hiện triệu chứng nào khiến bạn thấy lo lắng, hãy đi khám ngay nhé.
DL
Link nguồn:
https://congluan.vn/7-cach-kiem-tra-suc-khoe-tai-nha-don-gian-nhung-vo-cung-hieu-qua-post82621.html
Theo báo điện tử Nhà báo & công luận.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02