6 lưu ý trong sinh hoạt dành cho người mắc bệnh Glaucoma
Người mắc bệnh glaucoma (thiên đầu thống, cườm nước) - một bệnh lý nhãn khoa- không nên lo lắng thái quá về bệnh tật sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của mình, đặc biệt là những gì thuộc về sở thích. Tuy nhiên, những trường hợp mắc glaucoma ở giai đoạn trầm trọng nên lưu ý trong những hoạt động sau đây.
1- Tập Yoga
Tập Yoga tốt cho sức khỏe nói chung, tuy nhiên đối với người có vấn đề về sức khỏe cần có những lưu ý riêng. Đối với bệnh nhân glaucoma nếu tập yoga nên tránh những tư thế có thể làm tăng nhãn áp: Ví dụ tư thế trồng chuối của Yoga khiến cho đầu ở vị trí thấp hơn hoặc ngang mức tim có thể làm tăng nhãn áp.
Bệnh nhân glaucoma nên tránh tư thế yoga đầu thấp hơn tim như tư thế trồng chuối
2- Chơi nhạc cụ hơi
Việc chơi một số nhạc cụ sử dụng nhiều hơi như trumpet, trombone làm tăng áp lực xung quanh mặt và đường hô hấp trên, từ đó gián tiếp gây tăng nhãn áp và có thể làm trầm trọng bệnh glaucoma. Do vậy những bệnh nhân glaucoma đặc biệt là trường hợp ở giai đoạn trầm trọng nên hạn chế chơi các loại nhạc cụ này. Một số nhạc cụ cần ít hơi hơn như flute, clarinet tương đối an toàn cho bệnh nhân glaucoma.
Bệnh nhân glaucoma ở giai đoạn trầm trọng nên hạn chế chơi các loại nhạc cụ này
3- Bơi
Theo nghiên cứu, đeo kính bơi dạng không trùm mũi- loại kính bơi thông thường, được phát hiện là có thể gây tăng nhãn áp. Kính bơi càng chặt thì nguy cơ gây tăng nhãn áp càng cao. Kính bơi dạng trùm mũi (kính lặn) được cho là an toàn và ít ảnh hưởng tới nhãn áp hơn. Tuy nhiên việc đeo kính bơi thì chưa được chứng minh là nguy cơ gây xuất hiện hoặc tiến triển glaucoma.
Kính bơi càng chặt thì nguy cơ gây tăng nhãn áp càng cao.
4- Thắt cà vạt
Không nên cài khuy cổ áo sơ mi hoặc thắt cà vạt quá chặt vì sẽ làm tăng áp lực ở hệ tĩnh mạch vùng đầu cổ từ đó gây tăng nhãn áp. Do vậy, người bệnh glaucoma hãy để cho bản thân được thoải mái nhé!
Thắt cà vạt chặt có thể gây tăng áp lực ở hệ tĩnh mạch vùng đầu cổ từ đó gây tăng nhãn áp.
5- Đi máy bay
Bay trên không trung chỉ làm tăng nhãn áp nhẹ thoáng qua nên nhìn chung là an toàn và không ảnh hưởng tới bệnh nhân glaucoma. Bạn không nên lo lắng quá và hạn chế bản thân được tận hưởng tiện ích của loại phương tiện này.
Chỉ những bệnh nhân glaucom trầm trọng mới cần hạn chế đi máy bay
6- Béo phì và tập thể thao
Béo phì được phát hiện có liên quan tới tăng nhãn áp. Giảm cân sẽ giúp bạn dự phòng nhiều bệnh trong đó có glaucoma.
Một số nghiên cứu cho thấy các bài tập thường xuyên ở cường độ trung bình đến mạnh như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ có thể làm giảm nhãn áp, có lợi cho người bệnh glaucoma.
Tuy nhiên, trước khi quyết định theo đuổi một chương trình luyện tập, người bệnh nên tham khảo bác sĩ mắt. Nếu bệnh nhân mắc một tình trạng hiếm gặp tên là hội chứng phân ra sắc tố hoặc glaucoma sắc tố thì nguy cơ tăng nhãn áp và tiến triển bệnh glaucoma sau khi hoạt động thể lực mạnh là rất cao.
Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập, người bệnh glaucoma nên tham khảo bác sĩ mắt
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02