Thài lài trị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên
Thài lài Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng...
Thài lài trắng còn có tên gọi khác là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt… rất gần gũi với đời sống thường ngày của người dân Việt Nam. Ở một số nơi, người ta sử dụng thài lài trắng như một loại rau ăn hàng ngày.
Mô tả cây
Cây thài lài trắng là một loài cỏ cao 25 - 50cm, có lông tơ hay lông lởm chởm; thân chia nhánh, thường rạp xuống, đốt có thể đâm rễ, lá thuôn dài hay hình mác, hoa màu xanh lơ. Thài lài trắng mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn, bãi hoang. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc ở một số nơi, người ta hái ngọn non để luộc hoặc nấu canh.
Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Commelinae, thường gọi là áp chích thảo.
Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo.
Theo Đông y, thài lài trắng có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Thài lài có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị:
Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp.
Viêm amiđan cấp, viêm hầu họng.
Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục.
Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ.
Liều dùng 30 - 40g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.
Đơn thuốc
Chữa viêm họng, sưng amiđan: dùng rau thài lài tươi 30g sắc uống hoặc dùng 90 - 120g cây tươi giã nát, chiết nước cốt uống thường xuyên.
Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: thài lài 30g; cỏ xước, mã đề đều 30g, sắc uống.
Chữa phong thấp, viêm khớp và phù tim: thài lài thái nhỏ và đậu đỏ, đều 40g nấu ăn, uống cả nước.
Viêm phần trên đường hô hấp: thài lài 30g, bồ công anh, dâu tằm 30g, sắc nước uống.
quai bị: thài lài trắng tươi 60 g, sắc lấy nước uống trong ngày. Các quan sát lâm sàng cho thấy, trung bình sau 1 - 2 ngày hết nôn; 1 - 4 ngày khỏi đau đầu; 2 - 6 ngày hết sưng và sốt; 4 - 6 ngày có thể khỏi.
Kết hợp với đậu đỏ chữa phong thấp, viêm khớp và phù tim
Thổ huyết: thài lài trắng tươi 60 - 90g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Hỗ trợ chữa tănghuyết áp: thài lài trắng tươi 60 - 90g, hoa cây đậu tằm 12g, tất cả rửa sạch, cho 800ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày.
Chữa kiết lỵ: thài lài trắng tươi 30g (hoặc khô 10g), rửa sạch, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị phong thấp: thài lài trắng 40g, rửa sạch, thái nhỏ và đậu đỏ 40g. Đậu đỏ, rửa sạch, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho thài lài trắng vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 - 10 ngày.
Viêm gan vàng da: thài lài trắng tươi 120g, thịt lợn nạc 60g, nấu canh, ăn cả cái lẫn nước, dùng một lần hoặc chia ra nhiều phần ăn trong ngày.
Viêm cầu thận cấp, phù thũng, tiểu ít: thài lài trắng tươi 30g (hoặc khô 12g), rễ cỏ xước 20g tươi (hoặc khô 10g), mã đề 20g tươi (khô 8g) sắc với nước, chia ba lần uống trong ngày.
Chữa bí tiểu: thài lài trắng tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): thài lài trắng tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay thuốc một lần.
Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ
Tin nổi bật
- Gừng có thể làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp
25/10/2022 - 09:27:21
- 11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp
21/10/2022 - 09:24:50
- Đương quy bổ máu, những trường hợp nào không nên dùng?
14/10/2022 - 10:53:10
- 12 loại thực phẩm, đồ uống tăng cường miễn dịch chống lại cảm lạnh
06/10/2022 - 10:13:16
- 9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
26/09/2022 - 10:28:12
- Không để lãng phí nguồn dược liệu quý hiếm vùng Tây Nguyên
26/09/2022 - 10:23:59