Tác hại của tia UV lên da qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
Pierre-Louis Ferrer 31 tuổi đăng tải bộ ảnh mô tả mức độ tổn thương da khi tiếp xúc với tia cực tím mỗi ngày.
Pierre-Louis Ferrer sử dụng thiết bị đặc biệt kết hợp với kỹ thuật hồng ngoại để chụp cận cảnh các bộ phận khác nhau trên cơ thể khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Ảnh mô tả chân thật những tổn thương da trên mắt, môi, tai... mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Theo anh, mỗi bức hình cung cấp cho người xem một cái nhìn khách quan và chân thật về mức độ tổn thương trên da mà không ai tự cảm nhận được.
"Nó hoàn toàn trái ngược với những bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội", nhiếp ảnh gia chia sẻ
Bộ ảnh có tất cả 20 bức, chụp cận cảnh các bộ phận trên cơ thể chịu tổn thương do ảnh hưởng của tia UV. Ảnh: Metro.uk
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiếp xúc với bức xạ tia cực tím là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh ung thư da. Trong đó, ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp chính. Những người tiếp xúc nhiều với tia cực tím có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn. Tia UV chỉ chiếm một phần nhỏ trong các tia nắng mặt trời nhưng cũng là nguyên nhân chính gây ra tác hại của ánh nắng mặt trời lên da.
Ung thư da bắt đầu khi tổn thương ảnh hưởng đến DNA của các gen kiểm soát sự phát triển của da. Tia UVA làm lão hóa tế bào da và có thể làm hỏng DNA của mỗi người, tạo nếp nhăn, gây ung thư da.
Trong tia UV, tia UVB có thể làm hỏng trực tiếp DNA của tế bào da và là tia chính gây ra cháy nắng. Riêng tia UVC thường không phải là nguyên nhân gây ung thư da vì chúng không xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất và không được tìm thấy dưới ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, cháy nắng và sạm da là kết quả ngắn hạn của việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím và là dấu hiệu của ung thư da mặc dù một số người thường không nghĩ về chúng như vậy. Tiếp xúc lâu dài có thể gây lão hóa da sớm, nếp nhăn, mất độ đàn hồi của da, xuất hiện mảng da khô, bong vảy.
Hình ảnh đôi môi chịu tác động của tia UV. Ảnh: Metro.uk
Do đó, trong ngày thời tiết nắng nóng, mỗi người nên tự chăm sóc da mặt, rửa mặt kỹ, đắp mặt nạ để thư giãn làn da. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm xanh (rau có màu xanh đậm), quả có chất chống oxy hóa cao (quả có màu đỏ, vàng). Bổ sung các vitamin cần thiết, tốt cho cơ thể, đặc biệt là da. Hạn chế thức khuya và stress trong cuộc sống, tập thể dục thường xuyên. Một ngày uống đủ hai lít nước.
Ngoài ra, khi ra đường bạn nên đội mũ rộng vành, mặc áo khoác, đeo khẩu trang. Chọn chất liệu vải dày, sậm màu để ngăn tia cực tím xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế ra đường từ 10h đến 15h, là thời gian tia cực tím rất nhiều có khả năng gây ung thư da, lão hóa da.
Theo Foxnews
Tin nổi bật
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến chốc mép
26/03/2024 - 17:22:15
- Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?
23/02/2024 - 10:45:18
- Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?
29/01/2024 - 11:26:54
- Porphyrin - bệnh da do ánh sáng
26/01/2024 - 10:09:38
- 6 bước sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng mọi người cần biết
19/01/2024 - 15:16:10
- Bé gái vừa sinh đã mắc bệnh ly thượng bì bọng nước hiếm gặp: Ai không nên sinh con?
05/01/2024 - 10:27:21