Lần đầu tiên trên thế giới ghép thận từ người hiến sống nhiễm HIV
Đây là ca ghép thận đầu tiên trên thế giới từ người hiến sống nhiễm HIV, một bước ngoặt cho các bệnh nhân AIDS cần một cơ quan mới trong cơ thể.
Các bác sĩ phẫu thuật ở Baltimore vừa mới tiến hành ca ghép thận đầu tiên trên thế giới với người hiến thận sống nhiễm HIV. Đây là một bước ngoặt cho các bệnh nhân AIDS cần một bộ phận cơ thể mới. Nếu những người hiến bị nhiễm HIV cũng sẵn sàng, thì sẽ có thêm cơ hội cho những người cần ghép tạng hiện đang trong danh sách chờ đợi.
Nina Martinez ở Atlanta đã tới Đại học John Hopkins để hiến một quả thận cho một người lạ dương tính với HIV, cho biết cô "muốn tạo ra sự thay đổi cuộc đời cho một ai đó" và mong muốn giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV.
Nhiều người cứ cho rằng ai đó nhiễm HIV trông phải "rất bệnh". Nina Martinez năm nay 35 tuổi tâm sự. Cô cho hay bản thân mình lẫn người nhận thận của cô (người được ghép thận giấu tên) đều đã hồi phục tốt sau ca ghép.
Nina Martinez vào phòng phẫu thuật ở Baltimore vào ngày 25/3/2019 để hiến thận cho người nhiễm HIV
"Đây là một căn bệnh mà trong quá khứ là một bản án tử hình và bây giờ, HIV/AIDS đã trở thành căn bệnh có thể kiểm soát được tới mức nó cho người ta cơ hội để cứu sống một ai đó khác.", TS.BS Dorry Segev, một bác sĩ phẫu thuật ở ĐH Hopkins đang thúc đẩy sự bình đẳng trong chính sách tạng đối với người nhiễm HIV (HOPE), một đạo luật đã dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 25 năm về ghép tạng giữa những người nhiễm HIV.
Không thể đếm được số người nhiễm HIV chiếm đông thế nào trong danh sách 113.000 người đợi ghép tạng ở Mỹ. Bệnh nhân dương tính với HIV có thể nhận tạng từ người hiến bình thường như bao người khác.
Chỉ trong vòng vài năm qua, từ một vài ca phẫu thuật tiên phong ở Nam Phi, nơi bác sĩ bắt đầu ghép tạng từ người hiến qua đời do bệnh AIDS sang các bệnh nhân cũng bị nhiễm virus HIV. Các cơ quan mô tạng của người nhiễm HIV mà trước đây thường bị bỏ phí đã được sử dụng để cứu người nhiễm HIV cần ghép tạng.
Kể từ năm 2016, có 116 ca ghép gan và thận đã được tiến hành ở Mỹ như một phần của nghiên cứu, theo Mạng lưới chung chia sẻ mô tạng (UNOS) đã nhìn ra tiềm năng này. Có một câu hỏi nữa là liệu nhận mô tạng từ ai đó với chủng HIV khác có gây ra nguy biến gì không, nhưng cho tới nay chưa gặp phải vấn đề an toàn nào, TS. David Klassen, bác sĩ trưởng khoa UNOS cho hay.
BS. Segev cho biết ca ghép thận vừa mới tiến hành là ca ghép thận từ người hiến sống nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới. Các bác sĩ vốn ngại ngần cho phép người đang sống chung với HIV hiến tạng bởi lo ngại rằng thận còn lại của họ sẽ bị hỏng do ảnh hưởng từ virus HIV hay do dùng thuốc điều trị HIV.
Các bác sĩ tiến hành lấy một quả thận của Nina Martinez, người nhiễm HIV hiến thận sống đầu tiên trên thế giới để ghép cho một bệnh nhân HIV tại Baltimore. (Nguồn ảnh: AP)
Nhưng những đơn thuốc điều trị HIV mới trở nên an toàn hơn và hiệu quả hơn, BS Segev nói. Đội ngũ của ông gần đây đã nghiên cứu sức khỏe thận của 40.000 bệnh nhân dương tính với HIV và kết luận rằng những người được kiểm soát HIV tốt và không gặp phải tình trạng gây tổn hại thận khác giống như huyết áp cao sẽ chỉ đối mặt với nguy cơ tổn thương quả thận còn lại sau hiến giống như người hiến không bị nhiễm HIV mà thôi.
"Tiềm năng hàng ngàn người đang sống chung với HIV hiện nay có thể trở thành người hiến thận khi còn đang sống.", BS. Segev đã tư vấn cho các bệnh viện khác cũng thực hiện điều này.
Nhìn chung, thận của người đang sống sẽ tồn tại được lâu hơn sau khi lấy ra khỏi cơ thể để ghép cho người khác, TS. Niraj Desai, phẫu thuật viên Hopkins phụ trách chăm sóc cho người ghép tạng cho biết. Và nếu số người đang sống chung với HIV hiến tạng tăng lên, nó sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân nhiễm AIDS cần thận được ghép hơn. Nguồn cung thì hiếm, mà số người đợi được ghép lại nhiều, ông cho biết.
Nina Martinez là một nhân viên tư vấn sức khỏe cộng đồng. Cô đã quan tâm tới việc hiến tạng sống trước khi các ca ghép tạng cho người hiến HIV sang người nhiễm HIV diễn ra. Vào mùa hè năm ngoái cô biết rằng một người bạn nhiễm HIV của mình cần được ghép tạng, và cô đã hỏi BS. Segev xem liệu cô có thể hiến tạng cho bạn mình hay không.
Người bạn của cô đã qua đời trước khi Nina hoàn thành những xét nghiệm sức khỏe cần thiết nhưng Nina vẫn quyết định sẽ vinh danh anh bạn của mình bằng cách hiến tạng cho một ai đó mà cô không hề quen biết.
"Tôi chỉ biết rằng tôi khỏe như người không nhiễm HIV và cũng đáng giá ngang họ với tư cách một người hiến thận mà thôi", Nina nói.
Nguyễn Vân (theo AP)
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Máu trong nước tiểu cảnh báo ung thư gì?
09/01/2024 - 10:39:58
- Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ?
03/07/2023 - 11:56:41
- 5 nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm đường tiết niệu
29/06/2023 - 10:06:47