Dành cả thanh xuân uống rượu, người đàn ông không qua được tuổi 35!
Nghiện rượu gây ra nhiều bệnh lý từ cấp tính tới mãn tính trong đó việc điều trị cho những bệnh nhân nghiện rượu cũng khó khăn hơn.
Hình ảnh bệnh nhân vàng như nghệ do rượu, da bình thường là của bệnh nhân không uống rượu. Ảnh BS Ngô Đức Hùng
15 năm uống rượu
Bệnh nhân N.V.T 35 tuổi, quê Hà Nam tử vong vì viêm phổi trên nền nghiện rượu nặng. Theo người nhà của anh T. anh uống rượu từ năm 20 tuổi và đến nay anh đã có thâm niên uống rượu 15 năm.
Mỗi ngày anh T uống ít nhất nửa lít rượu và không có rượu anh thầy nhạt mồm, nhạt miệng. Trước khi nhập viện anh T có biểu hiện ho, khó thở, tức ngực. Sau khi vào viện bệnh nhân đã được cấp cứu nhưng do bệnh nặng và bệnh nhân đã tử vong.
Thạc sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi vào viện bệnh nhân người vàng như nghệ, viêm phổi rất nặng.
Trong khi đó, việc điều trị bệnh viêm phổi cho những bệnh nhân nghiện rượu này khá khó khăn và tốn kém. Bởi trên nền một bệnh nhân nghiện rượu đã bị suy kiệt về sức khỏe, sức đề kháng giảm, điều trị vốn đã khó khăn. Lại thêm tình trạng gan, nhiều cơ quan phủ tạng bị tổn thương do uống rượu lâu năm, việc điều trị càng khó khăn hơn, do gan thải độc kém. Sức đề kháng không có.
Trường hợp bệnh nhân N.V.Đ (39 tuổi, Hưng Yên) được đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới trung ương trong tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp nặng và có sốc nhiễm trùng, hiện còn đang phải hồi sức tích cực. Các kết quả khám, chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc chứng viêm phổi Friedländer.
Các triệu chứng của viêm phổi ở người nghiện rượu thường rất kín đáo do bệnh nhân thường xuyên say xỉn và hoạt động của hệ miễn dịch kém nên các biểu hiện như đau ngực, sốt... không xuất hiện rầm rộ. Người bệnh thường được nhập viện trong hai tình huống: một là suy hô hấp nặng, hai là tình trạng sốc (sốc giảm thể tích do mất dịch hoặc sốc nhiễm khuẩn). Bệnh nhân khó thở dữ dội, tím môi đầu chi, mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, huyết áp tụt. Chụp Xquang lồng ngực thấy phổi trắng xóa một phần hoặc toàn bộ. Những trường hợp này thường tiến triển xấu nhanh và tử vong cho dù có được hồi sức tích cực.
Bệnh nhân gia tăng
Thạc sĩ Hùng cho biết cấp cứu bệnh nhân do bia rượu không chỉ do bệnh nhân ngộ độc rượu bia, đánh nhau do bia rượu mà còn do các bệnh về tiêu hóa, xơ gan, viêm tụy cấp, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.
Tại phòng cấp cứu của khoa A9, có tới 50 % bệnh nhân liên quan tới bia rượu. Thạc sĩ Hùng kể nếu những năm 2008 – 2009 con số này chỉ khoảng 20 % thì nay tăng lên.
Nguyên nhân là do tỷ lệ người uống rượu bia ngày càng gia tăng, số người nghiện rượu gia tăng, nhiều người chỉ uống rượu mà ăn rất ít nên suy kiệt và sức đề kháng suy giảm bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trừng hơn người thường.
Thực tế, nhiều người khi ngồi vào bàn nhậu, mải vui mà chỉ nhậu, quên ăn. Cũng có những người, đã thành một thói quen, uống vào là khó ăn uống. Trong khi đó, việc uống mà không ăn, nhất là ở những người nghiện rượu, lâu ngày cơ thể sẽ trở nên suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh.
Các bệnh nhiễm trùng ở người nghiện rượu còn khó điều trị hơn. Thạc sĩ Hùng cho biết đôi khi chỉ là vi khuẩn thông thường ít tấn công ở người bình thường nhưng trên bệnh nhân nghiện rượu vi khuẩn lại độc hơn.
Không chỉ thế, bệnh nhân uống rượu còn nguy cơ viêm tụy cấp. Có những bệnh nhân viêm tụy cấp bác sĩ lấy máu xét nghiệm chưa đầy 15 phút sau thì mỡ đã lắng trong ống xét nghiệm máu thành màu vàng óng chiếm 2/3 lượng máu bác sĩ lấy ra từ đầu.
Bệnh nhân đau bụng quằn quại, mê sảng, kích thích, vật vã, run rẩy. Bác sĩ phải điều trị song song viêm nhiễm đường mật, vừa điều trị hội chứng cai. 2 ca còn lại đều bị viêm tụy cấp liên quan uống rượu bia. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, đáng lưu ý là số bệnh nhân nhập viện do rượu bia ngày càng trẻ hóa, đa phần có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.
Có nhiều ca khủng khiếp, thạc sĩ Hùng nhấn mạnh chưa bao giờ thấy tỷ lệ biến chứng của rượu bia lại cao như thế này. Chưa kể ở các bệnh nhân xơ gan chảy máu thực quản, các bác sĩ phải nhanh chóng cấp cứu, truyền hàng lít máu để cứu lại những tiên tửu này.
Nói về phong trào uống rượu, thạc sĩ Hùng kinh ngạc vì bất cứ đâu ở V iệt Nam này cũng rượu bia. Nhiều thanh niên dành cả buổi chiều uống rượu, đầu tiệc thì chúc nhau anh em đoàn kết và cuối tiệc thì cầm ghế đánh nhau rồi nhập viện.
Khánh Chi
Tin nổi bật
- Người mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm?
11/06/2024 - 14:54:24
- 7 món ngon ngày Tết người tiểu đường nên hạn chế
05/02/2024 - 10:08:55
- Điều gì xảy ra khi tăng và hạ đường huyết?
04/01/2024 - 15:06:31
- Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
21/06/2023 - 10:31:04
- Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose
22/02/2023 - 09:47:22
- Vì sao bị viêm tuyến giáp? Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
20/02/2023 - 10:25:02