Dán urgo sai cách, bé gái 4 tuổi phải cắt bỏ hai đốt ngón tay
Câu chuyện bé gái 4 tuổi ở Trung Quốc bị hoại tử ngón tay vì sử dụng băng dán urgo sai cách, đang nhận được nhiều quan tâm của dư luận.
Miếng dán urgo là sản phẩm rất tiện lợi, có thể giúp bạn xử lý các vết thương nhỏ ngoài da một cách nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách lại mang đến nhiều nguy hiểm.
Mới đây, một bệnh viện ở Tô Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 tuổi tên Tiểu Văn, bị hoại tử ngón tay do dùng băng urgo sai cách.
Được biết, khoảng 10 ngày trước, bé gái vì ham chơi nên bị xước nhẹ đầu ngón tay, bà nội của Tiểu Văn dán băng urgo quanh ngón tay thật chặt với mục đích cầm máu. Ba ngày sau, bà nội mới nhớ ra vết thương của cháu gái mình và khi bóc miếng băng ra thì ngón tay của bé gái chuyển sang màu đen.
Dán băng urgo quá chặt và để lâu không thay khiến ngón tay của bé gái 4 tuổi bị hoại tử.
Các bác sĩ giải thích, chỉ là vết thương nhỏ nhưng không xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, vết thương của Tiểu Văn chưa được vệ sinh, cộng thêm việc bị dán quá chặt, ngăn cản việc lưu thông máu, cuối cùng dẫn đến hoại tử.
Vì nhiễm trùng và hoại tử nặng, Tiểu Văn phải phẫu thuật cắt bỏ ngón tay để ngăn tình trạng xấu hơn. Bác sĩ nói rằng để đảm bảo thành công của ca phẫu thuật, cần phải cắt bỏ ít nhất là hai đốt đầu tiên.
Lời khuyên của chuyên gia: Không nên băng bó
“Chúng tôi thường khuyên không dùng băng dán vết thương cho trẻ em, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân vì ở bộ phận này trẻ em thường yếu và dễ tổn thương”, bác sĩ điều trị cho Tiểu Văn cho biết.
Việc băng kín hoặc quá chặt, dễ làm gián đoạn lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân, khiến việc chữa lành vết thương chậm lại. Nếu vết thương của con trẻ nghiêm trọng cần băng bó, bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
Nếu chỉ có một vết thương nhỏ như xước da, đứt tay, bạn có thể sử dụng gạc hoặc băng hỗ trợ, nhưng không nên sử dụng băng gạc hình vòng tròn. Ngoài ra, tốt nhất là thực hiện khử trùng vết thương ba lần một ngày. Không chạm vào nước trước khi vết thương lành, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Những loại vết thương không nên dùng urgo
Băng urgo thường chỉ được sử dụng cho các vết thương nhỏ có thể cầm máu mà không khâu vết thương. Các bậc phụ huynh nên biết, các loại vết thương sau đây không thể sử dụng với băng urgo:
Vết thương lớn và sâu: Nếu vết thương lớn hơn và sâu hơn, không dễ cầm máu, không nên sử dụng băng urgo. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện để khâu vết thương. Nếu cần, nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Vết thương nhỏ và sâu: Vết thương này không dễ làm sạch, dễ nhiễm trùng. Nếu sử dụng băng urgo, nó sẽ làm kém hấp thu nước và không khí, không có lợi cho việc tiết dịch tiết và mủ, có thể khiến vi khuẩn phát triển và nhân lên, gây nhiễm trùng.
Vết xước động vật: Một vết thương do chó cắn, mèo cào,... không thể được sử dụng với băng urgo để ngăn dịch mủ độc hại hoặc vi rút tích tụ, lây lan trong vết thương.
Bỏng: Vỡ da và chảy nước sau khi bỏng nước không thể sử dụng băng urgo, nếu không dịch tiết sẽ thúc đẩy nhiễm trùng.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02