Căn bệnh ‘nhà giàu’ gây đau đớn, mất ăn mất ngủ: BS chỉ ra cách phòng tránh hiệu quả
( KHOEVADEP ) - Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Muốn phòng tránh bệnh hiệu quả thì phải dựa vào nguyên nhân bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ.
Bệnh gout thường được gọi là bệnh “nhà giàu” bởi căn bệnh này được phát hiện lần đầu là trong các gia đình hoàng tộc ở châu Âu. Đó là những người có cuộc sống xa hoa và thường ăn nhiều thịt cũng như các sản phẩm sữa.
Người mắc bệnh gout thường phải chịu đau đớn. Những cơn đau có thể bứt rứt như kiến bò, đau như bị kim châm nhưng có lúc lại đau như lửa đốt trong từng khớp xương. Nó khiến cho người bệnh mất ăn, mất ngủ, đời sống tinh thần lao dốc.
Một số người dễ mắc bệnh gout gồm người ăn uống thiếu khoa học, nam giới sau tuổi 40, nữ giới tuổi mãn kinh, người thừa cân, béo phì, người có tiền sử gia đình mắc gout.
Để phòng tránh bệnh gout bác sĩ khuyên mọi người nên thực hiện những điều sau:
Chế độ ăn phòng bệnh gout
Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin
Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Khi bạn không ăn thức ăn có chứa nhiều purin thì sẽ giúp làm giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.
Một số thực phẩm có chứa nhiều purin cần hạn chế là tiết, tim, cật, lòng, gan, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua,…
Tránh rượu bia, chất kích thích
Rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Tuyệt đối không nên nhịn đói
Nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi
Rau xanh và hoa quả tươi giúp bổ sung chất xơ, khoáng chất, vitamin cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy nên nếu muốn giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp thì nên giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe thì việc thường xuyên vận động là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên vận động quá sức vì nó có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uridc.
Quản lý bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường nếu có
Bệnh gout có liên quan mật thiết tới một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
Nếu phải dùng các loại thuốc lợi tiểu như thuốc aspirin, furosemid, thiazid,… thì cần tuân thủ đúng liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ vì chúng có thể khởi phát một cơn gout.
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái
Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, suy nghĩ nhiều, buồn phiền, lo âu,… có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Khỏe và đẹp
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02