https://suckhoedoisong.vn/tre-noi-lap-khac-phuc-the-nao-n179555.html
Đại dịch COVID-19 hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, nhất là những người đã và đang mắc một số bệnh lý nền. Việc nâng cao tinh thần phòng chống dịch lúc này vô cùng cần thiết, đặc biệt là bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ.
Đã có nhiều khuyến cáo, báo cáo của Hội thận học Quốc tế, Hội thận học Hoa Kỳ, các trung tâm lọc máu lớn tại Vũ Hán, Italia, Bồ Đào Nha về tình hình mắc và diễn biến bệnh COVID-19 trên các đối tượng này. Đặc điểm chung được nêu ra là bệnh nhân lọc máu chu kỳ được xếp nhóm có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh cao bởi đa số là người cao tuổi, có nhiều bệnh đồng mắc như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, thậm chí một số đã từng dùng các thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài để điều trị bệnh thận trước đó. Hơn thế nữa, bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nhiều thời gian sinh sống trong cộng đồng ngoài sự kiểm soát của bệnh viện và tiếp xúc với nhiều nguồn dịch tễ khác nhau. Nhưng lại có từ 4-16 giờ mỗi tuần tiếp xúc với nhân viên y tế và các bệnh nhân khác trong bệnh viện. Như vậy, nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cũng như khả năng lây lan cho người trong bệnh viện là rất cao. Vậy đơn vị lọc máu và bản thân bệnh nhân cần làm gì để phòng tránh COVID-19?
Đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế.
Các biện pháp đơn vị lọc máu cần tuân thủ chặt chẽ
Nhận biết sớm và cách ly các bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp: Các bệnh nhân cần được khai báo y tế trước khi vào đơn vị lọc máu; Khi có các triệu chứng ho, sốt, cần được lọc ở khu riêng và yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian lọc; Cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức về vệ sinh tay, giữ vệ sinh đường hô hấp và đeo khẩu trang đúng cách; Vệ sinh bổ sung bề mặt ghế lọc máu và bàn làm việc của nhân viên y tế trong phạm vi gần khu vực lọc máu.
Sắp xếp đủ khoảng cách: Đảm bảo các bệnh nhân giữ đúng khoảng cách tối thiểu 2m ở cả khu vực chờ và khu vực lọc máu.
Đảm bảo phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế: Khi có bệnh nhân nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19, thực hiện cách ly, đồng thời thông báo cho các nhân viên y tế biết, sử dụng phương tiện phòng hộ như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ chuyên dụng và tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân.
Bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ
cần nâng cao cảnh giác và tinh thần phòng chống dịch
Ăn uống, vệ sinh khoa học: Bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng.
Tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về giữ vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Khai báo y tế trung thực, khi có các triệu chứng ho, sốt hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần gọi điện cho đơn vị lọc máu trước khi đến.
Bs. Trần Hồng Xinh (Bệnh viện TWQĐ 108 )
Link nguồn:
Theo suckhoedoisong.vn
Tin nổi bật
- Người mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm?
11/06/2024 - 14:54:24
- 7 món ngon ngày Tết người tiểu đường nên hạn chế
05/02/2024 - 10:08:55
- Điều gì xảy ra khi tăng và hạ đường huyết?
04/01/2024 - 15:06:31
- Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
21/06/2023 - 10:31:04
- Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose
22/02/2023 - 09:47:22
- Vì sao bị viêm tuyến giáp? Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
20/02/2023 - 10:25:02