Những thay đổi thường gặp ở da khi mang thai
Khi có thai, cơ thể bạn thay đổi khá nhiều, đặc biệt sự thay đổi ở da là rõ rệt nhất. Đó là giãn tĩnh mạch, núm vú, đùi, ngực xuất hiện những nốt đen. Thâm nám. Rạn da. Mụn trứng cá…
Nguyên nhân da thay đổi khi mang thai
Hầu hết các thay đổi xảy ra không rõ nguyên nhân. Một vài sự thay đổi đó là do sự thay đổi mức hormone, nội tiết tố trong cơ thể thai phụ. Khi mang thai nồng độ estrogen và progesterone thay đổi kéo theo sự ảnh hưởng đến da. Nhưng hầu hết những biến đổi đó sẽ hết sau khi sinh.
Khi mang thai nồng độ estrogen và progesterone thay đổi kéo theo sự ảnh hưởng đến da.
Những thay đổi thường gặp khi mang thai
Đốm đen: Những nốt đen hoặc đốm đen là kết quả của sự tăng melanin trong cơ thể – một chất tự nhiên tạo nên màu của da và lông. Nốt đen và thâm nám thường tự mờ đi sau khi đứa bé được sinh ra. Tuy nhiên, vài phụ nữ vẫn còn những nốt đen nhiều năm sau khi sinh. Để tránh việc thâm nám nặng nề hơn, nên thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành mỗi khi bạn đi ra ngoài nắng.
Rạn da: Trong suốt thai kì, bụng bạn ngày một to da của bạn sẽ xuất hiện các đường sậm đỏ gọi là vết rạn. Thông thường các vết rạn da xuất hiện ở bụng mông, ngực hoặc đùi. Dùng kem dưỡng ẩm có độ ẩm cao sẽ làm mềm da bạn, nhưng không làm biến mất những vết rạn được. Hầu hết các vết rạn da sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng cũng có thể chúng sẽ không bao giờ mất đi hoàn toàn.
Mụn trứng cá: Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá khi mang thai. Một vài người đã bị mụn trứng cá trước khi mang thai và thấy tình trạng mụn trở nên nặng hơn khi mang thai. Những phụ nữ khác không bị mụn cũng có thể sẽ bị mụn trứng cá khi mang thai. Rửa mặt hai lần một ngày với nước rửa mặt nhẹ và nước ấm. Tránh phá hoặc nặn mụn trứng cá
Một vài người đã bị mụn trứng cá trước khi mang thai và thấy tình trạng mụn trở nên nặng hơn khi mang thai.
Tĩnh mạch hình mạng nhện : Khi mang thai thay đổi nội tiết và sự tăng thể tích máu trong cơ thể sẽ tạo nên những tĩnh mạch nhỏ màu đỏ, gọi là tĩnh mạch hình mạng nhện, xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Vết đỏ sẽ mờ dần sau khi sinh.
Giãn tĩnh mạch : Trọng lượng và sức ép của tử cung sẽ làm giảm lượng máu trở về tim của vùng thân dưới, khiến những tĩnh mạch ở chân của bạn sưng, đau và có màu xanh Sự giãn tĩnh mạch còn có thể xuất hiện trong âm hộ, âm đạo và trực tràng (gọi là trĩ).
Trong hầu hết các trường hợp, giãn tĩnh mạch chỉ là những biến đổi tạm thời và sẽ biến mất sau khi sinh. Để hạn chế bạn không nên đứng lâu một chỗ, khi ngồi không bắt chéo chân. Tập thể dục phù hợp.
Ngứa và nổi mề đay: Những sẩn nhỏ, đỏ và mề đay sẽ xuất hiện trên da trong giai đoạn sau của thai kì. Những sẩn này có thể tạo thành những mảng gây ngứa. Những vết sẩn ngứa này xuất hiện đầu tiên ở trên bụng rồi lan ra đùi, mông và ngực.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kì, thường ban đầu chỉ nổi một số nốt, rồi càng ngày càng tăng số lượng nốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do những thay đổi trong hệ miễn dịch khi mang thai. Sẩn ngứa khi mang thai có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí còn xuất hiện một thời gian sau khi sinh con.
Tin nổi bật
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Chỉ còn một bên thận có ảnh hưởng sức khỏe?
27/05/2024 - 11:54:40
- Bẻ khớp cổ nguy hiểm thế nào
10/05/2024 - 11:23:31
- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
25/03/2024 - 11:14:15
- Nguyên nhân gây són tiểu ở phụ nữ
21/03/2024 - 11:18:57
- Vì sao men gan tăng cao?
29/02/2024 - 10:52:02