Hai chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Các nghiên cứu cho thấy, một số chất bổ sung có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, có thể tạo tiền đề cho các cơn đau khớp do bệnh gout, trong đó phải kể đến vitamin A và vitamin B3 (niacin)…
Bệnh gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng axit uric trong khớp. Các cơn gout cấp thường xảy ra nhất ở ngón chân cái. Theo Hiệp hội bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), nam giới có nguy cơ mắc gout cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi sau thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ axit uric của phụ nữ có xu hướng gần bằng với nam giới.
Axit uric là thủ phạm chính gây ra bệnh gout, khi kết hợp thành các tinh thể gây ra các cơn đau dữ dội ở khớp.
Niacin và vitamin A có liên quan đến bệnh gout.
Theo Harvard Health, các tinh thể hình kim là nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng viêm, đỏ và đau ở bệnh gout.
Các loại thuốc liên quan đến tình trạng này chủ yếu bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị ung thư, nhưng các chất bổ sung tự nhiên cũng đã được chứng minh gây ra vấn đề này.
Theo đó, vitamin A và niacin (vitamin B3) đều được xác định là thủ phạm có thể gây ra bệnh gout, do can thiệp vào nồng độ axit uric.
- Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da và mắt. Khi dùng ở liều cao, nó cũng có thể dẫn đến sự tích tụ axit uric trong máu.
- Vitamin B3 (niacin) rất quan trọng đối với hoạt động của quá trình trao đổi chất và là một loại vitamin tan trong nước; được sử dụng để hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa, da và dây thần kinh... Niacin có thể gây dư thừa axit uric trong máu (tăng axit uric máu) khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gout.
Cần lưu ý rằng, biến chứng từ các chất bổ sung này chỉ có khả năng phát sinh khi thận không thể lọc hết axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể...
Các cơn gout có thể gây đau ở ngón chân cái.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lipid năm 2013 đã cho thấy, niacin làm giảm bài tiết axit uric. Vào năm 2015, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng đã đưa ra những phát hiện tương tự khi điều tra tác dụng của vitamin A.
Mặc dù cần các nghiên cứu thử nghiệm tiếp theo để xác nhận các phát hiện này, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo, bất kỳ ai có nguy cơ, nên tránh dùng niacin và vitamin A.
Ngoài ra, một số thực phẩm chứa hàm lượng purin cao cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu như nội tạng động vật (thận, tim..), thức ăn và đồ uống có si-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao... Người bệnh gout nên hạn chế ăn những thực phẩm này và nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt…
Uống đủ nước cũng rất quan trọng, vì nước giúp loại bỏ các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể. Do đó, nên bổ sung đủ nước cho có thể.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02