Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng trị táo bón
Thuốc nhuận tràng là một trong những lựa chọn dùng để trị táo bón. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ và những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc làm giảm táo bón bằng cách làm lỏng phân hoặc kích thích nhu động ruột. Một số thuốc nhuận tràng cũng được sử dụng trước khi làm thủ thuật hoặc kiểm tra ruột.
Thuốc nhuận tràng có thể có nhiều dạng: Thuốc viên, viên nang, chất lỏng, thuốc đạn và thuốc thụt. Hầu hết các thuốc nhuận tràng đều được dùng trong thời gian ngắn.
Thuốc nhuận tràng giúp giảm táo bón nhanh chóng.
1. Các loại thuốc nhuận tràng
Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến bao gồm:
- Chất tạo khối: Những thuốc nhuận tràng dựa trên chất xơ này làm tăng hàm lượng nước và khối lượng phân, khiến phân di chuyển dễ dàng hơn qua đường ruột. Thuốc thường mất 12 đến 72 giờ mới có tác dụng.
Các thuốc bao gồm psyllium (metamucil), methylcellulose (citrucel) và thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.
- Thuốc làm mềm phân: Thuốc nhuận tràng làm mềm phân giúp chất béo và nước thẩm thấu vào phân, khiến phân di chuyển dễ dàng hơn qua hệ thống tiêu hóa. Thuốc thường mất 12 đến 72 giờ mới có tác dụng. Các thuốc bao gồm colace (docusate, diocto).
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Có tác dụng kích thích niêm mạc ruột đẩy phân đi theo. Thuốc giúp giảm đau rất nhanh nhưng nên hạn chế sử dụng, bao gồm senokot, correctol, bisacodyl (dulcolax, feen-a-mint).
Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc nhuận tràng trị táo bón.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu và tăng thẩm thấu: Có tác dụng hút chất lỏng vào ruột từ các mô xung quanh, làm cho phân mềm hơn và dễ đi qua hơn. Thuốc có thể mất từ 30 phút đến 6 giờ để phát huy tác dụng. Các thuốc bao gồm sữa magnesia, lactulose và miralax.
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Có tác dụng làm cho phân trơn, do đó phân di chuyển qua ruột dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thông thường các thuốc này mất từ 6 đến 8 tiếng mới có tác dụng. Những thuốc này bao gồm dầu khoáng và thuốc đạn glycerin.
- Thuốc nhuận tràng kê đơn: Hầu hết các loại thuốc nhuận tràng có thể được mua không cần kê đơn và chỉ để sử dụng trong thời gian ngắn. Nhưng với các trường hợp bị táo bón mạn tính hoặc tình trạng tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Những thuốc nhuận tràng này không giúp tống xuất phân nhanh chóng như các thuốc không kê đơn mà giúp cải thiện số lần đi đại tiện hàng tuần. Các thuốc bao gồm: Enulose (duphalac), linzess (linaclotide), amitiza (lubiprodtone), trulance (peclanatide).
2. Ai nên dùng thuốc nhuận tràng?
Thuốc nhuận tràng có tác dụng điều trị táo bón trong các trường hợp:
- Người lớn thỉnh thoảng bị táo bón mà không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như tăng lượng chất xơ, uống nhiều nước hơn và hoạt động thể chất thường xuyên.
- Những người mắc các bệnh về tiêu hóa và bệnh táo bón mạn tính: Hội chứng ruột kích thích và các bệnh viêm ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng).
- Những người chuẩn bị phẫu thuật ruột cần thải phân ra khỏi ruột.
- Cần thận trọng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng giúp giảm tình trạng táo bón.
3. Cảnh giác với tác dụng phụ nhuận tràng
- Luôn uống nhiều nước khi dùng thuốc nhuận tràng (ít nhất 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày khi sử dụng thuốc nhuận tràng).
Mặc dù thuốc nhuận tràng được coi là an toàn nhưng vẫn có những tác dụng phụ: Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mất nước.
Bên cạnh đó cần tránh các rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng bao gồm tương tác thuốc, chẩn đoán chậm một số tình trạng bệnh và sử dụng quá mức/lạm dụng.
- Tương tác thuốc: Thuốc nhuận tràng có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc về tim và xương khớp. Do dó, cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng hoặc trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng thuốc an toàn.
- Trì hoãn chẩn đoán tình trạng bệnh: Một nguy cơ tiềm ẩn khác của việc sử dụng thuốc nhuận tràng là việc phụ thuộc vào thuốc có thể che giấu tình trạng bệnh lý, dẫn đến việc chẩn đoán bị trì hoãn.
Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng mà không có tác dụng hoặc phải sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên để điều trị táo bón, cần trao đổi với bác sĩ để được điều trị đúng nguyên nhân, tránh để tình trạng táo bón mạn tính vì táo bón mạn tính có thể là do Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột mạn tính, viêm ruột thừa và ung thư ruột kết.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng xảy ra khi một người dùng liều thuốc nhuận tràng cao hơn hoặc thường xuyên hơn mức khuyến cáo. Lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, như: Mất cân bằng điện giải và khoáng chất, mất nước nghiêm trọng, phụ thuộc thuốc nhuận tràng, táo bón mạn tính, tắc nghẽn ruột, tiêu chảy nặng, tăng nguy cơ ung thu ruột kết.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02