4 điều cần biết về thuốc kháng sinh penicillin
Penicillin là một trong những loại kháng sinh đầu tiên được sử dụng trong y học lâm sàng và tiếp tục được kê đơn cho đến ngày nay. Mặc dù là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhiễm trùng, nhưng vẫn có những rủi ro và tác dụng phụ nhất định.
Sự ra đời của penicillin vào những năm 1940, bắt đầu kỷ nguyên kháng sinh, đã được công nhận là một trong những tiến bộ lớn nhất trong y học điều trị. Trước khi penicillin được giới thiệu, không có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, lậu hoặc sốt thấp khớp...
Sự ra đời của penicillin không chỉ dẫn đến một phương pháp chữa trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từng gây chết người mà còn dẫn đến sự quan tâm lớn đến việc tìm ra các loại kháng sinh mới. Ngày nay có nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Sự ra đời của penicillin được công nhận là một trong những tiến bộ lớn nhất trong y học điều trị.
1. Cơ chế hoạt động của penicillin
Thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam, penicillin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gián tiếp phá vỡ các thành tế bào của vi khuẩn.
Trong vi khuẩn, có hai loại thành tế bào. Vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan ở bên ngoài thành tế bào. Vi khuẩn gram âm có peptidoglycan giữa màng.
Penicillin hoạt động tốt nhất trên vi khuẩn gram dương, bằng cách ức chế sản xuất peptidoglycan, làm cho tế bào vi khuẩn bị rò rỉ, dễ vỡ và bị tiêu diệt.
Các thuốc kháng sinh penicillin bao gồm:
- Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp: Penicillin G, penicillin V.
- Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng lên tụ cầu: Methicillin, oxacillin, cloxacillin, dicloxacillin, nafcillin.
- Penicillin phổ kháng khuẩn trung bình: Ampicillin, amoxicillin.
- Penicillin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng lên trực khuẩn mủ xanh: Carbenicillin, ticarcillin, mezlocillin, piperacillin.
2. Chỉ định của penicillin
Penicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm:
- Nhiễm trùng mũi, họng, xoang cấp tính
- Viêm tai giữa
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên do nhiễm phế cầu và liên cầu.
- Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcu
- Nhiễm trùng miệng, nướu và phòng ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
- Nhiễm trùng da do liên cầu nhóm A hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng
- Bệnh thấp khớp và sốt ban đỏ
- Nhiễm vi khuẩn kỵ khí
- Bệnh lyme
- Phòng ngừa nhiễm trùng do liên cầu trong bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh giang mai, lậu, nhiễm trùng đường mật, tiết niệu hoặc các mô mềm do streptococci nhạy cảm.
Penicillin được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cho phù hợp.
3. Cảnh báo, thận trọng và chống chỉ định với penicillin
Nên tránh dùng kháng sinh penicillin ở những bệnh nhân nghi ngờ dị ứng với penicillin. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy dị ứng thực sự chỉ có thể xuất hiện ở 1 trong 10 người được cho là bị dị ứng.
Penicillin có thể phản ứng chéo với cephalosporin ở dưới 1% những người bị dị ứng với penicillin.
Dị ứng penicillin có thể được đánh giá bằng thử nghiệm trên da.
Penicillin được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cho phù hợp.
Penicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh an toàn hơn để sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc gan nhưng liều lượng có thể cần phải được điều chỉnh tùy từng trường hợp cụ thể.
Amoxicillin nên được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh gan từ trước. Dicloxacillin có thể ít gây tổn thương gan hơn.
4. Tác dụng phụ của penicillin là gì?
Thuốc kháng sinh penicillin thường được dung nạp tốt nhưng đôi khi dẫn đến:
- Phản ứng dị ứng: Bao gồm mày đay, phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban đỏ nhiễm độc, viêm da tróc vảy và sốc phản vệ
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (bao gồm cả bệnh nghiêm trọng viêm đại tràng giả mạc)
- Bệnh gan
- Phản ứng về máu (rất hiếm gặp): Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (tức là lượng huyết sắc tố , tiểu cầu và bạch cầu thấp)
- Phản ứng thận (rất hiếm): Viêm thận kẽ
- Độc tính thần kinh do điều trị liều rất cao (rất hiếm): Nhầm lẫn, co giật, co giật... (tăng nguy cơ ở những người bị suy thận).
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02