Sau 30 năm gãy răng, người đàn ông tá hỏa vì khối u nang nhầy nhụa khiến mất ăn mất ngủ
Bệnh nhân bị gãy thân răng cách đây đã 30 năm nhưng không nhổ bỏ chân răng, thời gian gần đây thường xuyên đau nhức đến mất ăn mất ngủ. Các bác sĩ khám và bất ngờ phát hiện khối u nang xương hàm trên có kích thước 4 – 5 cm.
Bệnh nhân N.X.Đ (55 tuổi, quê ở Bắc Quang – Hà Giang) vào viện khám sau 2 tháng mất ăn, mất ngủ do những cơn đau nhức vùng má trái hành hạ. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp Panorama và CT scanner vùng sọ não. Kết quả cho thấy hình ảnh khối u nang xương hàm trên có kích thước 4 – 5 cm.
Hình ảnh má trái bệnh nhân sưng phồng khi vào viện.
Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân bị tai nạn dẫn đến gãy thân răng số 22 cách đây 30 năm, nhưng sau đó không nhổ bỏ chân răng đã thực hiện làm cầu răng 21-23. Hai tháng gần đây, má trái ông sưng đau, nóng đỏ, không ăn được gia đình đã đưa ông đến trạm xá khám và tiêm thuốc nhưng không thuyên giảm.
Rất lo lắng vì đã tiêm và uống thuốc nhưng má vẫn sưng đau gia đình đã đưa ông đi khám tại bệnh viện ở Phú Thọ. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn phẫu thuật loại bỏ khối u, sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đã được ra viện về quê đón Tết vui vẻ và không bị ám ảnh bởi những cơn đau nhức vùng hàm trên.
Khối u sau khi được lấy ra từ xương hàm bệnh nhân.
Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân cho biết: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng u nang xương hàm trên của bệnh nhân là do sau chấn thương gãy thân răng 22 bệnh nhân không được nhổ bỏ chân răng nhưng vẫn thực hiện làm cầu răng 21 – 23. Chân răng sau khi bị gãy dẫn đến viêm và dần hình thành khối u nang.
Bác sĩ khuyến cáo tới người dân, khi không may bị chấn thương vùng hàm, mặt cần đến bệnh viện để được kiểm tra. Bệnh nhân nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Răng – Hàm - Mặt để khám và chăm sóc sức khỏe răng miệng.
BSCK II. Nguyễn Vũ Trung - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, u xương hàm có thể là u lành tính hoặc ác tính và xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới. Đa số các khối u xương hàm, nhất là các khối u lành tính đều không có biểu hiện lâm sàng. Hầu như không có dấu hiệu nào báo trước là có khối u đang phá hủy xương hàm. Nguyên nhân xuất hiện khối u thường không rõ ràng, có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc tác nhân tại chỗ có nguồn gốc do răng, hay không do răng... Thông thường, bệnh nhân u xương hàm đến khám và điều trị khi xương đã bị phá hủy và gây biến dạng một phần khuôn mặt. Một vài dấu hiệu như các răng xô lệch hoặc lung lay có thể là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của bệnh, nhưng lúc này thường là bệnh đã tiến triển rất nặng. Cũng có trường hợp u ác tính xương hàm, dấu hiệu lâm sàng không hề biểu hiện ra ngoài mà chỉ đơn thuần là đau nhức răng. Bệnh nhân mất nhiều thời gian chữa tủy răng, rồi sau cùng nhổ răng vẫn không giải quyết được tình trạng đau ban đầu, cho đến khi chụp phim tình cờ phát hiện khối u xương hàm và đã là u ác tính... Việc điều trị bằng cách cắt bỏ xương hàm, tuy nhiên khó khăn là phục hình những biến dạng do cắt bỏ xương hàm. Trường hợp của bác cần điều trị tại bệnh viện chuyên khoa về hàm mặt càng sớm càng tốt. |
Dương Hải
Tin nổi bật
- Người mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm?
11/06/2024 - 14:54:24
- 7 món ngon ngày Tết người tiểu đường nên hạn chế
05/02/2024 - 10:08:55
- Điều gì xảy ra khi tăng và hạ đường huyết?
04/01/2024 - 15:06:31
- Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
21/06/2023 - 10:31:04
- Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose
22/02/2023 - 09:47:22
- Vì sao bị viêm tuyến giáp? Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
20/02/2023 - 10:25:02