Bộ Y tế đề nghị ghi nhãn dinh dưỡng trên bao gói thực phẩm
Bộ Y tế cho rằng những thông tin trên nhãn thực phẩm giúp người dùng biết mình đang ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe không.
Ngày 19/4, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Trương Đình Bắc cho biết Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm thực phẩm chế biến và bao gói có sẵn. Năm 2017 Việt Nam ban hành quy định về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, chỉ bắt buộc ghi tên, xuất xứ, hạn sử dụng và một số thành phần dinh dưỡng như đường, protein, chất béo...
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra tiêu chí dinh dưỡng Nutrient Profiling (NP) là cách phân loại thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng với mục tiêu phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Bộ tiêu chí này yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm thành phần muối, tổng đường, chất béo... giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần sản phẩm.
Theo ông Bắc, dán nhãn giúp người dùng xác định lượng calo và chất dinh dưỡng trong một khẩu phần thực phẩm như chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất... "Nhờ thông tin trên nhãn, người tiêu dùng sẽ lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe", ông Bắc nói.
Cục Y tế dự phòng dự kiến tổ chức điều tra đánh giá thành phần thực phẩm bao gói sẵn được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Sau đó, Cục phối hợp với các cơ quan khác ban hành quy định phù hợp về ghi nhãn dinh dưỡng và vận động các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng.
Ví dụ về dán nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm, theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, hầu hết là bệnh liên quan chế độ ăn uống. Ước tính đến 80% số ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm.
Bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như thừa cân, béo phì... đang tăng ở nhóm người trẻ. Nghiên cứu cho thấy ăn ít rau và trái cây có liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ. Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác...
Điều tra của Bộ Y tế năm 2015, hơn 50% người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây. Người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO. Tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh.
"Dinh dưỡng hợp lý và thực phẩm lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong dự phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe người dân", ông Bắc nói.
Lê Nga
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13