Mắc COVID-19 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, Parkinson hoặc đột quỵ
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, nhiễm COVID-19 sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3,5 lần.
Trong vài ngày qua, châu Âu đang phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 mới, làm gia tăng số ca mắc và nhập viện. Nếu tác động của virus có vẻ được xem xét đúng đắn, thì tác động lâu dài của nó vẫn bị đánh giá thấp.
Một nghiên cứu mới đây của Đan Mạch đã chỉ ra mối liên hệ giữa COVID-19 và nguy cơ mắc các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu kết luận, nhiễm COVID-19 sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson hoặc đột quỵ.
Nghiên cứu dựa trên hơn 900.000 người Đan Mạch, trong đó 43.375 người có kết quả xét nghiệm dương tính với Coronavirus. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân bị nhiễm virus sẽ có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh và rối loạn thoái hóa thần kinh. Trong đó nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3,5 lần, bệnh Parkinson cao hơn 2,6 lần, đột quỵ cao hơn 2,7 lần và xuất huyết não cao hơn 4,8 lần.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Rigshospitalet, Copenhagen cho thấy COVID-19 có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Học viện Thần kinh châu Âu (EAN) lần thứ 8, bao gồm 43.375 cá nhân mắc COVID-19 và 876.356 cá nhân không mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thống kê các hồ sơ được lấy từ cả bệnh nhân nội và ngoại trú ở Đan Mạch ngay sau khi đại dịch xảy ra từ tháng 2/2020 đến tháng 11/2021.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người có kết quả xét nghiệm dương tính có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng từ 2-3 lần, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Họ cũng quan sát thấy sự gia tăng đáng kể tỷ lệ chẩn đoán bệnh Alzheimer và Parkinson 1 năm sau khi nhiễm COVID-19.
Tiến sĩ Pardis Zarifkar, tác giả chính của nghiên cứu và là thành viên của Khoa Thần kinh tại bệnh viện Rigshospitalet ở Copenhagen, nói với Healthline rằng trong khi các nghiên cứu trước đây đã xác định mối liên hệ với các hội chứng thần kinh, người ta không biết liệu COVID-19 có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh cụ thể và liệu nó có khác với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường khác hay không.
Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng của hầu hết các bệnh thần kinh ở những người dương tính với COVID-19 không cao hơn ở những người đã bị nhiễm cúm hoặc viêm phổi do vi khuẩn.
Zarikar giải thích rằng mối liên hệ giữa cúm và Parkinson đã được thiết lập, mặc dù vaccine ngừa cúm đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra rằng những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson, Alzheimer và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Họ cũng khẳng định rằng COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson ở những người cao tuổi mắc COVID-19. Nghiên cứu mới này nhắc lại sự cần thiết của những người mắc các tình trạng này phải có sức khỏe tổng thể tốt nhất có thể.
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13