Biểu hiện bất thường khi cơ thể thiếu sắt
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của bạn, bởi thiếu sắt làm giảm khả năng hỗ trợ các protein có nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ thể, tuy nhiên, nhiều người không cung cấp đủ khoáng chất này.
Tiến sĩ Kelly Pritchett, trợ lý giáo sư về dinh dưỡng thể thao tại Đại học Central Washington cho biết, sắt là vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trong thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính gần một nửa trong số 1,62 tỷ trường hợp thiếu máu trên thế giới là do thiếu sắt.
Thiếu sắt thường xảy ra ở những phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, những người hiến máu thường xuyên, và người ăn chay.
Thiếu sắt trong máu là tình trạng mà người bệnh không có đủ sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho các mô. Điều này làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở.
Thiếu sắt làm giảm khả năng hỗ trợ các protein có nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ thể.
Cơ thể có thể xuất hiện một số biểu hiện kì lạ khi thiếu sắt. Ngoài các triệu chứng phổ biến, dưới đây là một số triệu chứng có thể xảy ra.
Cảm giác thèm ăn những thứ không phải thực phẩm
Các nhà nghiên cứu cho biết, những người bị thiếu sắt nghiêm trọng thường thèm các món không phải thực phẩm như đất, đất sét, bột bắp, bột sơn, bìa cứng và đồ làm sạch. Họ cũng đang nỗ lực để tìm ra những nguyên nhân này. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, tình trạng này được gọi là pica và rất khó để kiểm soát bởi chủ yếu người bệnh thường cảm thấy xấu hổ và không thừa nhận thói quen này. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai, nhưng nghiên cứu trường hợp cho thấy người lớn tuổi cũng có thể mắc phải tình huống này.
Mặc dù chúng có vẻ không liên quan đến phần còn lại của cơ thể, nhưng các biểu hiện của móng tay cũng có thể cho biết tình trạng sức khỏe. Thiếu sắt khiến móng tay giòn, dễ gãy và bị lõm, tình trạng này còn được gọi là koilonychia.
Môi khô, nứt nẻ
Môi thường bị khô, nứt nẻ khi thời tiết lạnh hoặc do thói quen liếm môi. Nhưng những người thiếu sắt cung có nguy cơ bị khô, nứt nẻ môi. Tình trạng môi khô do thiết sắt còn được gọi là viêm góc môi, có thể ảnh hưởng tới khóe miệng. Những vết nứt này có thể khiến người bệnh khó ăn, cười, hoặc thậm chí la hét. Trong một nghiên cứu với sự tham gia của 82 người bị viêm góc môi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 35% trong số họ bị thiếu sắt. Những người mắc bệnh cho biết chữa trị viêm góc môi bằng kem hoặc thuốc mỡ không có hiệu quả. Do đó, người bệnh cần bổ sung sắt cho cơ thể để điều trị.
Liên tục thèm ăn đá
Theo một loạt các báo cáo trường hợp được công bố trên tạp chí Nhi khoa Huyết học và Ung thư, thèm ăn đá là một dạng đặc biệt của pica gọi là thực quản, tình trạng này là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của việc thiếu sắt nghiêm trọng.
Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng nha đá làm tăng sự tỉnh táo ở người thiếu sắt, những người thường cảm thấy chậm chạp và mệt mỏi.
Cách cung cấp đủ sắt
Những dấu hiệu trên là dấu hiệu kì lạ liên quan đến tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, nếu nhận thấy bản thân mệt mỏi hơn bình thường, thở hổn hển khi lên cầu thang, hoặc thường xuyên cảm thấy yếu ớt,... có thể bạn đang thiếu sắt. Tuy nhiên, thay vì ngay lập tức sử dụng các chất bổ sung sắt cho cơ thể, hãy nghe tư vấn của bác sĩ bởi các loại thuốc bổ sung khoáng chất nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu như như đau dạ dày, buồn nôn, táo bón hoặc thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tổn thương gan.
Ngoài ra, nên ăn các thực phẩm giàu sắt để cung cấp lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ tuổi từ 19 đến 50 nên cung cấp ít nhất 18 mg sắt mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên cung cấp từ 27 mg, đàn ông có thể nhiều hơn 8 mg. Một số thực phẩm giàu sắt như hàu, thịt bò, cá, thịt gà.
Bên cạnh đó, nên kết hợp cùng các thực phẩm giàu vitamin C như quả chanh nhằm tăng sự hấp thụ. Nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có chứa caffein hoặc uống chúng trước bữa ăn một giờ bởi những loại đồ uống này có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
Huy Hoàng (theo: prevention)
Tin nổi bật
- 5 nguồn thực phẩm tự nhiên bổ sung chất điện giải
04/07/2024 - 10:08:17
- 7 thực phẩm tự nhiên tốt cho người mất ngủ
02/07/2024 - 10:21:44
- Uống nhiều nước ngọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh gì?
01/07/2024 - 10:09:00
- Ăn quá nhiều đường phá hủy cơ thể bạn như thế nào?
27/06/2024 - 09:56:06
- Ăn giấm táo thường xuyên có tốt cho tiêu hóa và giảm cân không?
26/06/2024 - 14:54:55
- 10 loại thực phẩm giúp nâng cao hiệu quả tập luyện
24/06/2024 - 10:57:24