Vì sao người mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn hành, tỏi?
Tỏi, hành đều chứa hàm lượng lớn fructan khiến ruột non của người bị hội chứng ruột kích thích không hấp thụ, có thể dẫn đến đầy bụng.
Các loại tỏi, hành là nguồn cung cấp vitamin B6, C, folate tốt, kali, canxi, phốt pho... dồi dào. Công thức nấu nướng với hành, tỏi giúp món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích thường nhận thấy các triệu chứng tồi tệ hơn khi ăn một số thực phẩm có lượng lớn chất xơ không hòa tan, chất béo bão hòa, các món ăn có nhiều hành, tỏi...
Nguyên nhân là do đường tiêu hóa của người bệnh nhạy cảm hơn bình thường. Trong khi hành và tỏi đều có nhiều fructan, một carbohydrate chuỗi ngắn như đường và chất xơ. Hàm lượng fructan gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, làm tích tụ khí, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Hành, tỏi chứa nhiều fructan không có lợi cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Ảnh: Freepik
Các chiết xuất hành tỏi, bột có mùi hương của các loại gia vị này cũng có thể gây kích ứng cho hệ tiêu hóa. Triệu chứng người mắc hội chứng ruột kích thích dị ứng với hành, tỏi là đau bụng, đầy hơi, chướng bụng. Tiếp đó, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Một số lựa chọn gia vị thay thế cho người không dung nạp hành, tỏi như rau thì là kết hợp với món thịt gà, cá. Với món hầm mặn như bò kho, thịt kho, người bệnh có thể dùng ớt chuông trong khâu ướp gia vị. Cần tây, gừng, riêng giúp tăng hương vị cho món ăn.
Chế độ ăn kiêng FODMAP (thực phẩm chứa carbohydrate kém hấp thu) thấp có thể giúp hạn chế triệu chứng ruột kích thích. 5 loại FODMAP chính cần hạn chế là fructan có trong lúa mì, hành tây, tỏi, lúa mạch, một số loại rau họ cải. Fructose có trong trái cây, mật ong và sirô ngô. Galactooligosaccarit được tìm thấy trong một số loại đậu và hạt. Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Polyol thường có trong khoai lang, táo, chuối.
Người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm ít chất béo bão hòa như cá hồi, thịt nạc, trứng, các loại rau như cà rốt, cà chua, cà tím... Một số thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối, dưa bắp cải, sữa chua cũng thân thiện với hội chứng ruột kích thích. Chúng chứa nhiều chủng lợi khuẩn tự nhiên giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Thực phẩm lên men còn hỗ trợ sinh sản vi khuẩn lành mạnh đã bị mất do tiêu chảy.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42