Triệu chứng cảnh báo viêm amidan mạn tính, tái phát
Viêm amidan mạn tính và tái phát gây sưng tấy amidan, mặt sau của cổ họng, đôi khi vòm họng, amidan lưỡi cũng sưng lên.
Viêm amidan tái phát là khi viêm amidan xảy ra nhiều lần trong năm. Viêm amidan mạn tính gây đau họng liên tục, amidan to, hơi thở có mùi và hạch to. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, đôi khi là phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan có thể do nhiễm trùng như virus (cytomegalovirus, herpes simplex, epstein-barr ) hoặc vi khuẩn như vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm amidan thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn nhưng thường không ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi. Người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường cũng có thể bị viêm amidan mạn tính. Tiếp xúc với bức xạ làm tăng nguy cơ phát triển viêm amidan mạn tính.
Tình trạng này có thể gây sưng và viêm amidan, đi kèm các triệu chứng khác như đau họng, hôi miệng, hạch cổ sưng to, mềm. Trong khi các triệu chứng của viêm amidan cấp tính thường kéo dài từ 3 ngày đến khoảng 2 tuần thì các triệu chứng viêm amidan mạn tính lại kéo dài hơn.
Viêm amidan mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến các adenoids (những cục mô nhỏ nằm ở phía sau cổ họng). Áp xe quanh amidan xảy ra khi nhiễm trùng từ amidan lan vào mô họng phía sau amidan. Biến chứng này xảy ra nhiều ở thanh thiếu niên và người lớn hơn trẻ em.
Viêm amidan tái phát
Viêm amidan tái phát xảy ra nhiều lần trong một năm. Cụ thể hơn, tình trạng này được chẩn đoán khi một người có hơn 7 lần viêm amidan trong một năm, hơn 5 lần một năm trong khoảng thời gian 2 năm hoặc hơn 3 lần một năm trong khoảng thời gian 3 năm. Lúc đầu, nhiễm trùng có thể đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số người vẫn bị nhiễm trùng amidan thường xuyên.
Viêm amidan gây sưng, đau cổ họng. Ảnh: Freepik
Ở trẻ em, viêm amidan tái phát phổ biến nhất là viêm họng liên cầu khuẩn. Những lý do khiến viêm họng liên cầu khuẩn tái phát bao gồm các chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh, hệ thống miễn dịch suy yếu, gia đình có người mang mầm bệnh liên cầu khuẩn (người không có triệu chứng nhưng có thể lây lan vi khuẩn).
Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm amidan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị. Khi mới bắt đầu điều trị, người bệnh cần đảm bảo uống đủ nước. Điều trị đau họng cũng giúp người bệnh dễ dàng uống đủ chất lỏng. Nếu cơ thể có dấu hiệu mất nước, người bệnh nên đi khám.
Viêm amidan không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng tai giữa, áp xe quanh amidan, chứng ngưng thở khi ngủ... Người bị viêm amidan do vi khuẩn hiếm khi bị sốt thấp khớp, nhiễm trùng thận... Trong một số trường hợp viêm amidan tái phát hoặc mạn tính, bác sĩ sẽ khuyến nghị cắt amidan. Cắt bỏ amidan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như viêm amidan từ 5 đến 7 đợt trong một năm, tình trạng kéo dài không đáp ứng với thuốc, các triệu chứng nghiêm trọng, các biến chứng có thể xảy ra...
Cắt amidan có thể làm giảm đáng kể số lần người bệnh bị đau họng và cần dùng kháng sinh trong một năm. Biện pháp này cũng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi tình trạng đau viêm ảnh hưởng đến công việc hoặc học hành.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42