Theo dữ liệu thống kê từ 52 quốc gia, số ca tử vong vì căn bệnh này sẽ tăng 43% vào năm 2030. Và điều đặc biệt là, các quốc gia phát triển lại là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cancer Research cho biết, châu Âu, Australia và New Zealand có thể là những nơi có tỷ lệ tăng cao nhất, tiếp theo là châu Mỹ và châu Á.
Theo Jose Martínez-Sánchez, Giám đốc bộ phận y tế công cộng tại đại học Barcelona (Tây Ban Nha), tác động lớn dẫn đến sự tàn phá phổi có thể là do các ngành công nghiệp thuốc lá đã nhắm vào những phụ nữ hút thuốc lá trong thế kỷ 20.
Ông Martínez-Sánchez cũng cho biết thêm, việc theo dõi các bệnh do thuốc lá trên toàn cầu được thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tử vong tăng cao do xã hội châu Âu và châu Đại dương chấp nhận việc phụ nữ hút thuốc. Điều này đã từng xảy ra khi thói quen hút thuốc ở phụ nữ phổ biến tại Mỹ và châu Á.
Martínez-Sánchez và các cộng sự đã phân tích tỷ lệ tử vong ở phụ nữ do ung thư phổi và ung thư vú từ các thống kê của Cơ sở dữ liệu tử vong của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2008 đến năm 2014.
Số ca tử vong do ung thư phổi có xu hướng tăng từ 11,2 ca trong 100.000 người đến 16 ca vào năm 2030. Các nghiên cứu trước đây chỉ xem xét tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở một quốc gia, nhưng rất ít nghiên cứu được thực hiện trên quy mô toàn cầu.
"Trong khi chúng ta đã có những bước tiến lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ đang gia tăng trên toàn thế giới. Nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hành vi hút thuốc trong phụ nữ này, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa" Martínez-Sánchez nói thêm.
H.K
New York Post