TPHCM: Lần đầu điều trị thành công ca phình mạch máu não không cần gây mê
Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Nhi đồng 2 vừa điều trị thành công ca túi phình mạch máu não phức tạp bằng phương pháp can thiệp nội mạch cho một bé gái 15 tuổi. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và trò chuyện với mọi người.
Sau đó bé đã được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch, đặt 1 stent chuyển dòng ở động mạch đốt sống bên phải và đồng thời, dùng coil (vòng xoắn kim loại) để tắc động mạch đốt sống trái đoạn có túi phình, ngăn ngừa túi phình vỡ, gây xuất huyết nguy hiểm. Sau đó bệnh nhân được xuất viện và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên khi đi khám lại, các bác sĩ phát hiện túi phình trước đây của bệnh nhân ngày càng lớn hơn, chèn ép vào thân não và có nguy cơ bị vỡ.
Hình ảnh túi phình ban đầu của bệnh nhân
TS.BS Trần Chí Cường – Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết lúc này chỉ còn cách làm tắc luôn động mạch đốt sống đoạn mang túi phình bên còn lại mới có thể cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là làm tắc luôn nguồn cung cấp máu cho tuần hoàn sau còn lại, có thể khiến bệnh nhân tử vong hoặc sống thực vật.
Bằng phương pháp phẫu thuật không cần gây mê, các y bác sĩ đã tiến hành từng bước luồn ông thông chọn lọc vào động mạch đốt sống bên phải, rồi bơm bóng để ngăn luồn máu chảy lên túi phình, đồng thời chặn luôn dòng máu lên thân não. Tiếp theo đó, lại luồn ống thông chọn lọc từng động mạch cảnh trong bên phải, rồi bên trái để kiểm ra sự thông nối từ tuần hoàn não trước vào tuần hoàn não sau qua các động mạch thông sau.
Sau khi bơm thuốc cản quang, cây mạch máu não hiện ra, mạch máu từ tuần hoàn phía trước len lỏi xuống tuần hoàn phía sau tới vị trí túi phình. Sau đó các y bác sĩ đã đặt 6 Coil vào để tắc hoàn toàn động mạch đốt sống bên phải đoạn mang túi phình ấy. Kết thúc qua trình can thiệp, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và cử động, nói chuyện được.
Sau hơn 1 tuần theo dõi, bệnh nhân phục hồi tốt. Đây là lần đầu tiên một bệnh nhi được can thiệp mạch máu khi đang hoàn toàn tỉnh táo tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Việc để bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo giúp ekip có thể theo dõi và đánh giá các chức năng thần kinh của cháu trong suốt quá trình can thiệp, nhờ đó có thể đưa ra những phương án can thiệp tối ưu nhất.
Đình Lâm (laodong.vn)
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42