Nghẹt mũi kéo dài, chảy dịch đặc: Đề phòng biến chứng nguy hiểm ở xoang do bệnh răng miệng
Cứ nghĩ bị viêm xoang nặng do thời tiết, bệnh nhân 60 tuổi không ngờ rằng tình trạng nghẹt mũi, chảy mủ kèm mùi hôi của mình lại là do viêm răng, nhiều nguy cơ biến chứng tới mắt. Trước khi đến Bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh nhân đã khám ở một vài nơi nhưng chỉ được kết luận là viêm xoang thông thường.
Thở phào vì "bắt đúng bệnh"
Cô Ngô Thị Chi (60 tuổi, Hà Nội) bị viêm xoang hơn 20 năm nay, nhưng vệ sinh mũi thường xuyên kết hợp tập yoga, thiền nên tình trạng xoang giảm hẳn, không tái lại. Tuy nhiên, trước Tết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như nghẹt mũi, đau nhức má trái, chảy dịch đặc như mủ, thường xuyên ngửi thấy mùi hôi.
ThS.BS Saing Pisy – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc, người trực tiếp thăm khám cho cô Chi, phân tích: "Biểu hiện của viêm xoang cấp là dịch trong, loãng hoặc đặc dần, không có mùi hôi. Nhưng tính chất dịch mũi của bệnh nhân này lại rất khác, nên tôi dự đoán bệnh nhân có dị vật mũi, bị viêm xoang hàm do viêm răng hoặc viêm xoang hàm do nấm".
BS Pisy thực hiện nội soi chẩn đoán cho bệnh nhân
Chẩn đoán của bác sĩ khiến cô Chi khá bất ngờ, bởi đúng là năm 2020, cô bị viêm cuống răng và có đi bọc răng số 4, 5, 6. Đây là 3 răng có chân dài sát đáy xoang hàm, nếu không phát hiện đúng để điều trị kịp thời thì sẽ gây biến chứng nguy hiểm đến ổ mắt và các vùng lân cận. Bệnh nhân từng thăm khám ở một số nơi nhưng chỉ được kết luận là viêm xoang thông thường.
"Viêm xoang hàm rất dễ nhầm lẫn với viêm xoang cấp nếu bác sĩ thăm khám không khai thác kỹ bệnh sử cũng như kết hợp các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng", bác sĩ Pisy cho biết.
Chẩn đoán chính xác cần nhiều hơn một phương pháp
Nghi ngờ cô Chi bị viêm xoang do viêm răng, bác sĩ Pisy đã chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi, chụp cắt lớp để đánh giá chính xác tình trạng viêm.
Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy khe giữa mũi bên trái bị phù nề, tạo thành tình trạng thoái hóa giống polyp lấp đầy toàn bộ khe, đồng thời có mủ bám đặc. Trong khi đó, hình ảnh chụp cắt lớp chỉ ra tổn thương mờ đặc toàn bộ xoang hàm bên trái, chân răng bám sát đáy xoang.
Hình ảnh chụp cắt lớp của BN N.T.Chi
Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với dự đoán ban đầu của BS Pisy. Trong trường hợp này, điều trị nội khoa không còn hiệu quả nữa. Việc cần làm càng sớm càng tốt là phải phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ trong xoang để giảm áp lực cho mắt, ngăn biến chứng tới các bộ phận xung quanh.
Loại bỏ hoàn toàn mủ đặc viêm xoang hàm do răng bằng phẫu thuật nội soi
Ca phẫu thuật nội soi do BS Pisy và ê-kíp của Bệnh viện Hồng Ngọc diễn ra trong hơn 2 tiếng đồng hồ đã thành công, bệnh nhân được xuất viện sau 2 ngày.
Tuân thủ chỉ định điều trị tại nhà sau phẫu thuật, kết hợp xịt rửa mũi cẩn thận, sau 11 ngày, cô Chi đã có thể thở dễ dàng hơn. Bệnh nhân phấn khởi chia sẻ trong lần tái khám đầu tiên. "Mũi tôi không còn bị chảy mủ đặc nữa, chỉ còn chất nhầy trong như bị cảm cúm, không còn ngửi thấy mùi hôi".
"Cách thăm khám của bác sĩ Pisy rất nhẹ nhàng, ân cần. Trong mấy ngày tôi nằm viện, ngày nào bác sĩ cũng đến phòng kiểm tra, thăm khám thường xuyên. Cảm nhận được tình cảm gần gũi ấy, tôi rất yên tâm để lựa chọn phẫu thuật, điều trị cùng với bác sĩ", cô bày tỏ.
Không chủ quan với bệnh răng miệng Để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh răng miệng đối với xoang, bác sĩ Pisy khuyến cáo, mọi người cần thăm khám ngay nếu gặp tình trạng sau:
|
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42