Hóa chất phổ biến có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Trichloroethylene (TCE), một hóa chất không màu đang được sử dụng rộng rãi, có thể thúc đẩy sự gia tăng của bệnh Parkinson...
Theo nghiên cứu mới nhất, TCE tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Parkinson, một chứng rối loạn thoái hóa thần kin, dần dần phá hủy khả năng di chuyển độc lập của con người và thường gây ra chứng mất trí nhớ.
Nguyên nhân của Parkinson được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường như thuốc trừ sâu và một số hóa chất, có thể khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
TCE là hoá chất phổ biến được sử dụng làm dung môi trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng có liên quan đến bệnh Parkinson.
Mối liên hệ giữa TCE và bệnh Parkinson lần đầu tiên được gợi ý trong các nghiên cứu cách đây hơn 50 năm. Các nghiên cứu trên chuột thí nghiệm đã chỉ ra rằng TCE dễ dàng xâm nhập vào não và mô cơ thể và ở liều lượng cao, sẽ làm hỏng các bộ phận sản xuất năng lượng của tế bào được gọi là ty thể.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Bệnh Parkinson mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm các nhà thần kinh học của Trung tâm Y tế Đại học Rochester (URMC) do GS. TS. Ray Dorsey dẫn đầu đã phát hiện TCE có thể là nguyên nhân gây bệnh Parkinson.
Nghiên cứu cho thấy, TCE gây mất chọn lọc các tế bào thần kinh sản xuất dopamin, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Parkinson ở người. Những người tiếp xúc trực tiếp với TCE có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson.
TCE là một chất lỏng không màu, được sử dụng làm dung môi trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường như sản phẩm tẩy rửa dạng xịt, chất tẩy rửa dụng cụ, chất tẩy sơn, chất kết dính dạng xịt, chất tẩy rửa thảm và chất tẩy vết bẩn. Các cửa hàng giặt khô thương mại cũng sử dụng trichloroethylene làm chất tẩy vết bẩn. Trong lịch sử, TCE cũng được sử dụng làm thuốc gây mê phẫu thuật và thuốc giảm đau dạng hít, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấm sử dụng từ năm 1977.
TCE phân hủy chậm và tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài, được tìm thấy trong các nguồn nước ngầm và nhiều vùng nước mặt do quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ hóa chất này. Chúng ta có thể phơi nhiễm với TCE khi hít phải trong không khí trong nhà và ngoài trời, uống nước bị ô nhiễm hoặc ăn thực phẩm đã được rửa hoặc chế biến bằng nước bị ô nhiễm.
Uống hoặc hít phải hàm lượng TCE cao đã được chứng minh là có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tổn thương gan, phổi, nhịp tim bất thường, hôn mê và có thể tử vong và giờ đây, theo nghiên cứu này, còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến nghị cần hạn chế phơi nhiễm với loại hoá chất phổ biến này và khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ cũng cần khai thác tiền sử phơi nhiễm TCE của bệnh nhân.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42